Khoả n3 Điều 51 Luật Hơn nhân và gia đình năm

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 137 - 138)

124

gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình, bao gồm bốn loại: Bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế. Trên cơ sở đó, người tư vấn hướng dẫn đối tượng tư vấn chuẩn bị giấy tờ, tài liệu để chứng minh các hành vi bạo lực gia đình này. Mặc dù trong nhiều trường hợp, Toà án sẽ trưng cầu giám định lại những chứng cứ mà đương sự cung cấp, tuy nhiên việc chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước khi yêu cầu ly hôn vẫn là một việc làm rất quan trọng. Tương tự như trên, người tư vấn cũng cần cung cấp các thơng tin về cơ quan có thẩm quyền giải quyết; hồ sơ, giấy tờ cần nộp và thủ tục, trình tự mà Tồ án sẽ thực hiện.

Thứ ba, vụ việc vợ/chồng muốn yêu cầu ly hôn sau khi người chồng hoặc vợ của họ đã bị Tồ án tun bố mất tích. Đối tượng tư vấn trong trường hợp này thường là một trong hai bên vợ/chồng của người chồng/vợ bị Tồ án tun bố mất tích. Người tư vấn cần vận dụng các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành để cung cấp các thông tin cần thiết cho họ. Người tư vấn cũng cần đặc biệt lưu ý đối tượng tư vấn trong trường hợp họ cảm thấy đã đủ điều kiện để yêu cầu Toà án tuyên bố một bên chồng, vợ của họ bị mất tích nhưng họ chưa thực hiện quyền yêu cầu mà muốn được Tồ án giải quyết ln trong cùng vụ án ly hơn. Do trong trường hợp này, nếu Tồ án thấy chưa đủ điều kiện để tuyên bố một bên chồng/vợ của họ bị mất tích thì sau một năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tồ án bác đơn xin ly hơn có hiệu lực pháp luật, người có đơn xin ly bị bác đơn mới được quyền khởi kiện lại122. Từ đó, người tư vấn định hướng để đối tượng tư vấn có thể quyết định việc yêu cầu để tránh rủi ro.

Thứ tư, vụ việc cha, mẹ, người thân thích khác muốn yêu cầu ly hôn cho một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ nhưng khơng biết phải tiến hành theo trình tự, thủ tục hoặc cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể như thế nào. Đối tượng tư vấn trong trường hợp này thường là cha, mẹ, người thân thích khác. Có trường hợp, đối tượng tư vấn là người cha, mẹ đã rất nhiều tuổi nhưng vì mong muốn cho con của mình có một cuộc sống tốt hơn, họ cũng muốn được thay cho con mình u cầu Tồ án giải quyết việc ly hơn. Trong trường hợp này, người tư vấn cần vận dụng các quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình để có những hướng dẫn phù hợp cho đối tượng tư vấn, nhằm giúp họ thực hiện được mong muốn của mình. Ngồi những giấy tờ, tài liệu mà đối tượng tư vấn cần phải cung cấp khi thực hiện quyền yêu cầu như đã phân tích ở phần trước, người tư vấn cũng cần hướng dẫn họ chuẩn bị những chứng cứ để chứng minh về hành vi bạo lực gia đình của người vợ, chồng còn lại cũng như ảnh hưởng của hành vi đó đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)