* Về thẩm quyền theo cấp:
- Các vụ việc về ly hơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án nhân dân cấp huyện:
+ Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
+ Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. + Tranh chấp về cấp dưỡng.
+ u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hôn.
+ Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
+ Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, trong các vụ việc về ly hôn kể trên nhưng có đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tồ án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh117. Đối với trường hợp công dân Việt Nam yêu cầu giải quyết ly hôn, yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì Tồ án có thẩm quyền giải quyết là Toà án cấp huyện118.
* Về thẩm quyền theo lãnh thổ: thẩm quyền giải quyết của Toà án theo lãnh
thổ đối với các tranh chấp hôn nhân và gia đình và các yêu cầu về hôn nhân và gia đình được xác định rất khác nhau.
- Thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ đối với các tranh chấp về ly hôn119. + Đối với tranh chấp có đối tượng là bất động sản thì Tồ án có thẩm quyền giải quyết chỉ có thể là Tồ án nơi có bất động sản (điểm c khoản 1 Điều 39). Một tranh chấp được xác định có đối tượng là bất động sản phải thoả mãn điều kiện là đối tượng mà tranh chấp hướng đến phải tác động đến bất động sản và bất động sản trong tranh chấp phải là đối tượng chính. Theo đó, trong vụ án ly hơn mà vợ chồng có yêu cầu chia tài sản chung là bất động sản thì thẩm quyền của Tồ án khơng được xác định theo nơi có bất động sản. Trong vụ án này có hai quan hệ chính là quan hệ nhân thân (ly hôn) và quan hệ tài sản (chia tài sản chung). Và thực tế, ly hôn được xác định là quan hệ chính, bởi nếu Tồ án khơng chấp nhận u cầu ly hơn của ngun đơn thì sẽ
117 Khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
118
Khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015