Áp dụng pháp luật để tƣ vấn vụ việc về xác định cha, mẹ, con và nuôi con nuô

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 113 - 114)

* Xác định các quan hệ trong các việc liên quan đến đăng ký nhận con nuôi

Trong các vụ việc nhận nuôi con nuôi, xác định các quan hệ như sau: Quan hệ giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, quan hệ giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ của người được nhận là con nuôi, quan hệ giữa người nhận con nuôi với người giám hộ của người được nhận làm con nuôi

* Xác định các quan hệ trong các việc liên quan đến chấm dứt việc ni con ni hoặc các tranh chấp khác có liên quan đến việc nuôi con nuôi

Trong vụ việc chấm dứt việc nuôi con nuôi cần xác định các quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa cha mẹ đẻ với đứa con đã đi làm con nuôi.

Trong vụ việc liên quan đến việc nuôi con nuôi cần xác định các quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi về quyền thừa kế, quyền cấp dưỡng, về hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, quan hệ giữa người con ni với các thành viên trong gia đình cha mẹ ni.

3. Áp dụng pháp luật để tƣ vấn vụ việc về xác định cha, mẹ, con và nuôi con nuôi con nuôi

3.1. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về xác định cha, mẹ, con

3.1.1. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về xác định cha, mẹ, con tại uỷ ban nhân dân ban nhân dân

Người tư vấn cần phải xác định rõ ràng rằng việc đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ, con xét ở góc độ quan hệ giữa cha mẹ và con thì chính là việc xác định tư cách cha, mẹ, con khi các bên tự nguyện, khơng có tranh chấp. Tính chất tự nguyện trong việc nhận cha, mẹ, con còn được thể hiện là khi đăng ký nhận cha, mẹ, con bắt buộc các bên phải có mặt (Khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch 2014)

Người tư vấn cần lưu ý để áp dụng pháp luật trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng khi cả hai bên chưa có vợ, có chồng. Khi người phụ nữ sinh con, cả hai bên nam và nữ muốn tư vấn về việc nhận con. Người tư vấn cần vận dụng pháp luật để khẳng định rằng đứa trẻ khơng đương nhiên là con chung vì giữa hai bên không tồn tại quan hệ hôn nhân. Việc xác định quan hệ cha mẹ và con không được áp dụng điều 88 Luạt Hơn nhân và gia đình năm 2014. Đứa trẻ khi sinh ra sẽ được đăng ký khai sinh, trong giấy khai sinh sẽ chỉ ghi tên người mẹ do người mẹ có giấy chứng sinh, cịn phần khai về họ tên cha sẽ bị bỏ trống trong giấy khai sinh. Vì vậy, để xác định được quan hệ cha con về mặt pháp lý thì cần phải thơng qua thủ tục đăng ký nhận con.

Thứ hai, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng khi người nam đang có vợ. Khi người phụ nữ sinh con cả hai muốn tư vấn nhận con. Người tư vấn phải vận dụng pháp luật để xác định rằng họ chung sống với nhau như vợ chồng khi người đàn ơng đang có vợ thì việc chung sống của họ là trái pháp luật theo quy định tại Điều 5 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Khi người phụ nữ sinh con việc xác định quan hệ mẹ

100

con hay cha con cũng tương tự như trường hợp thứ nhất. Việc đăng ký nhận con của người cha được thực hiện theo thủ tục luật định và nếu người vợ của người đàn ơng đó khơng muốn chồng mình nhận con ngồi giá thú thì ý chí của họ khơng được xem xét trong trường hợp này.

Thứ ba, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng khi người nữ đang có chồng. Khi người phụ nữ sinh con cả hai muốn tư vấn nhận con. Cũng tương tự như trường hợp thứ hai, người tư vấn cần vận dụng pháp luật để khẳng định họ chung sống như vợ chồng khi người phụ nữ đang có chồng thì việc chung sống của họ cũng là trái pháp luật theo quy định tại Điều 5 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Khi người phụ nữ sinh con, về nguyên tắc, người tư vấn phải vận dụng Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để xác định cha mẹ của đứa trẻ là người phụ nữ và chồng của họ. Do đó, người đàn ơng chung sống như vợ chồng kia khơng được suy đốn là cha của đứa trẻ và cũng không thể yêu cầu đăng ký nhận con theo thủ tục hành chính. Chỉ đến khi người chồng của người phụ nữ đó yêu cầu xác định lại quan hệ cha con và Toà án đã ra quyết định họ không phải là cha của đứa trẻ thì người đàn ơng đó mới có thể u cầu đăng ký nhận con. Hoặc có thể vận dụng điều 89 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 để hướng dẫn họ sử dụng quyền khởi kiện ra toà án.

Thứ tư, hai bên nam nữ kết hôn trái pháp luật và người phụ nữ sinh con99, họ muốn tư vấn xác định con chung: Người tư vấn phải vận dụng pháp luật về kết hôn và xác định cha, mẹ, con để xác định sau khi kết hôn trái pháp luật mà người phụ nữ sinh con nhưng quan hệ kết hơn đó chưa bị huỷ thì về nguyên tắc, đứa con vẫn đương nhiên là con chung của hai bên theo Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014. Nếu đã làm khai sinh cho con rồi, sau đó quan hệ kết hơn trái pháp luật bị huỷ thì đứa trẻ vẫn là con chung của họ.

Nếu việc kết hôn trái pháp luật của họ bị huỷ khi người phụ nữ đang có thai và sau đó sinh con thì người tư vấn phải vận dụng pháp luật để xác định đứa con khơng được suy đốn là con chung của hai người nữa. Do đó, việc xác nhận quan hệ mẹ con được xác định bằng thủ tục khai sinh vì người mẹ có giấy chứng sinh, quan hệ cha con sẽ phải xác định thông qua thủ tục đăng ký nhận con. Nếu việc kết hôn này là trái pháp luật do người phụ nữ đang có chồng thì sẽ quay trở lại trường hợp thứ ba để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, trên thực tế vẫn có trường hợp yêu cầu tư vấn muốn nhận một người đã chết là cha, mẹ, con và họ muốn lên Uỷ ban nhân dân yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con đăng ký cho nhanh gọn vì những thành viên trong gia đình đều nhất trí . Trường hợp này người tư vấn phải vận dụng pháp luật để giải thích cho họ rằng việc

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 113 - 114)