Thai hộ vì mục đích nhân đạo có yếu tố nước ngồ

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 177 - 179)

Khi tư vấn xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp con sinh ra từ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có yếu tố nước ngồi cần chú ý một số khía cạnh sau:

- Dù người nhận mang thai hộ là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay người Việt Nam ở trong nước thì việc mang thai hộ được thực hiện tại Việt Nam nên pháp luật áp dụng điều chỉnh là pháp luật Việt Nam.

- Theo pháp luật Việt Nam, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ luôn được xác định là cha, mẹ của đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ. Điều đó dựa trên các căn cứ sau: i) đứa trẻ được thụ thai từ tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Người mang thai hộ chỉ nuôi dưỡng bào thai và sinh ra đứa trẻ, mà khơng có quan hệ huyết thống với đứa trẻ; ii) bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ đã có thỏa thuận về việc mang thai hộ, và cam kết về việc giao lại đứa trẻ sau khi sinh ra cho bên nhờ mang thai hộ.

* Tình huống tƣ vấn cụ thể

Anh T là công dân Việt Nam định cư tại Mỹ cùng gia đình. Năm 2015, anh T về Việt Nam làm ăn có gặp gỡ và kết hơn với chị V là người Việt Nam. Hai anh chị kết hơn với nhau tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam vào tháng 8/2016. Sau vài năm chung sống với nhau mà khơng có con chung, anh chị đi khám thì được biết anh, chị hồn tồn có khả năng có con vì tinh trùng của anh T và trứng của chị V đều đảm bảo chất lượng để thụ thai, nhưng chị V khơng thể tự mình mang thai vì chị bị u xơ tử cung, tử cung mỏng và khả năng bào thai bám rễ vào tử cung rất ít và đồng thời chị còn bị bệnh tim, nên cứ mỗi lần có thai là lại bị sảy thai. Anh chị có nguyện vọng được nhờ người mang thai hộ. Chị V là con gái duy nhất của gia đình, anh T có em gái ruột tên là H, 35 tuổi, đang định cư ở Mỹ, đã có chồng và có 2 con. Chị H sẵn sàng nhận mang thai hộ vợ chồng anh trai, chồng chị H cũng đồng ý với việc để vợ mình mang thai hộ vợ chồng anh T. Hãy tư vấn cho anh T chị V về việc sinh con qua việc nhờ mang thai hộ.

164

Khi tư vấn về vụ việc này, cần lưu ý tư vấn về những nội dung cơ bản sau: - Chị V và anh T có thể thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam. Bởi vị chị V và anh T đang sống tại Việt Nam, anh chị đều có nguyện vọng mong muốn thực hiện việc nhờ mang thai hộ tại Việt Nam.

- Điều kiện để anh T chị V có thể nhờ mang thai hộ: anh T và chị V là vợ chồng có đăng ký kết hôn hợp pháp, anh chị đã sống chung với nhau nhiều năm nhưng chưa có con chung; chị V khơng thể tự mình mang thai vì lý do bệnh lý và do lỗi ở tử cung. Trứng của chị V và tinh trùng của anh T đảm bảo chất lượng để thụ thai. Do đó, anh chị có đủ điều kiện của người nhờ mang thai hộ theo qui định tại khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2014.

- Điều kiện của người mang thai hộ: anh T chị V muốn nhờ em gái ruột của anh T đang định cư ở Mỹ là chị H mang thai hộ vợ chồng anh là phù hợp với qui định của người mang thai hộ là người “thân thích cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ” theo qui định của pháp luật. Chị H 35 tuổi là đang ở độ tuổi sinh đẻ; chị đã có 2 con, và chồng chị cũng đồng ý với việc chị mang thai hộ, do đó, chị H có đủ điều kiện để mang thai hộ cho vợ chồng anh T chị V.

- Tư vấn về việc lập văn bản thỏa thuận về việc mang thai hộ giữa chị H, chồng chị H với anh T chị V. Để thực hiện được việc mang thai hộ tại Việt Nam, chị H phải trở về Việt Nam. Việc thỏa thuận về mang thai hộ mặc dù diễn ra giữa anh, chị em ruột thịt nhưng vẫn cần lập bằng văn bản. Văn bản thỏa thuận về việc mang thai hộ cần có những nội dung cơ bản như sau155

:

+ Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan. Trong trường hợp này, cần chú ý các thông tin về nhân thân của anh T và chị H vì là người Việt Nam định cư ở nước ngồi nên các thơng tin này có thể dựa trên hộ chiếu, các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền tại Mỹ xác định về tình trạng hơn nhân của chị H, các con của chị H. Trong trường hợp chồng chị H không cùng về Việt Nam được thì chồng chị H có thể làm văn bản ủy quyền thể hiện ý chí đồng ý cho chị H thực hiện việc mang thai hộ cho vợ chồng anh T chị V. Văn bản ủy quyền này phải có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của Mỹ hoặc của cơ quan Đại diện của Việt Nam tại Mỹ.

+ Sự thỏa thuận của các bên cam kết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ theo qui định của pháp luật;

+ Thỏa thuận về việc giải quyết các tai biến sản khoa; việc hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho chị H trong thời gian mang thai hộ và sinh con; về việc giao nhận con khi con được sinh ra.

+ Trách nhiệm dân sự trong trường hợp có sự vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

155 Xem Điều 96 Luật HN&GĐ năm 2014

165

Văn bản thỏa thuận về mang thai hộ cần được cơng chứng, và có thể có sự xác nhận của người có thẩm quyền của cơ quan y tế thực hiện mang thai hộ.

- Tư vấn về việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và đưa phôi thai vào tử cung của chị H để chị H mang thai hộ: Chị V, anh T, chị H cần đến cơ sở y tế có thẩm quyền thực hiện việc thăm khám, và thực hiện các qui trình kỹ thuật của việc thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ theo qui trình kỹ thuật của Bộ Y tế.

- Tư vấn về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc mang thai hộ: các bên có thể thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên theo mong muốn của mình, nhưng cần nhấn mạnh sự tự giác thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và thiện chí.

- Tư vấn về việc xác định cha, mẹ, con đối với đứa trẻ được chị H sinh ra: đó là con của anh T và chị V, anh T chị V được xác định là cha mẹ của trẻ, dù không mang thai và sinh ra đứa trẻ.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 177 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)