CHƯƠNG 4: THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ Mã chương: 51014012

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ lưu trữ (Trang 70 - 71)

5. Tổ chức công tác xác định giá trị tài liệu

CHƯƠNG 4: THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ Mã chương: 51014012

Mã chương: 51014012 -04

ThS. Nguyễn Thị Hồi Thu

GIỚI THIỆU

Cơng việc thu thập, bổ sung tài liệu là khâu quyết định đối với sự hồn thiện của một Phơng lưu trữ, là một nghiệp vụ không thể tách rời với các nghiệp vụ lưu trữ khác như chỉnh lý, bổ sung, xác định giá trị tài liệu... Do vậy, công tác thu thập, bổ sung tài liệu quan trọng không kém so với các khâu nghiệp vụ khác của công tác lưu trữ. Do đó, hàng năm nhiệm vụ của người làm cơng tác lưu trữ là phải tổ chức thu thập những hồ sơ tài liệu có giá trị lịch sử để bổ sung vào kho lưu trữ hiện đang bảo quản, cụ thể các công đoạn như: Lập kế hoạch thu thập hồ sơ tài liệu; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức xác định những loại hồ sơ, tài liệu cần thu thập vào lưu trữ; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và lập "mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu";

chuẩn bị kho tàng và các phương tiện bảo quản để tiếp nhận hồ sơ tài liệu; tổ chức tiếp nhận hồ sơ tài liệu, kiểm tra đối chiếu giữa mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu với thực tế tài liệu và lập "Biên bản giao nhận tài liệu". Đấy chính là nội dung của bài học này.

MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được quá trình thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ cơ quan, quá trình thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ lịch sử; phân tích được khái niệm, nội dung và nguyên tắc thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ;

- Thực hiện được việc thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử;

- Có thái độ tích cực, trách nhiệm cao trong thu thập, bổ sung tài liệu còn thiếu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử; nghiêm túc học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm.

NỘI DUNG:

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ lưu trữ (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)