Yêu cầu vật liệu và dụng cụ

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ lưu trữ (Trang 176 - 181)

I. Yêu cầu vật liệu và dụng cụ

- Bàn tu bổ; hộp đèn; dao, kim, kéo, bút chì, tẩy, panh, nhíp, bay, con lăn…; giấy để vá tài liệu; giấy dó các loại; máy xén, dao xén; hồ dán CMC hoặc bột gạo nếp (Phụ lục số 12).

II. Trình tự tiến hành

1. Chọn giấy vá có cùng chất liệu với tài liệu cần vá .

2. Đặt tài liệu và giấy vá lên hộp đèn soi, dùng bút chì mềm tơ lên giấy vá những chỗ rách, thủng của tài liệu.

3. Dùng kim châm theo đường bút chì sao cho cách đường bút chì 1mm. 4. Dùng tăm bông thấm nước sạch quét lên đường kim châm.

5. Lấy phần vá ra tẩy sạch vết chì và quét hồ .

6. Đặt miếng vá sao cho cân đều các mép của vết thủng . 7. Sau 3-5 phút dùng panh gõ nhẹ lên miếng vá.

8. Dùng dải giấy dó mỏng có bản rộng 2 – 4 mm quét hồ và dán đè lên xung quanh chỗ vá.

9. Tài liệu khô, lật mặt lên và làm viền tiếp mặt sau. 10. Phơi khô và ép phẳng tài liệu.

11. Xén mép tài liệu.

Bài tập thực hành 2:

QUY TRÌNH TU BỔ TÀI LIỆU BẢN ĐỒ (BẰNG VẢI) (BẰNG VẢI)

- Kim, chỉ màu và chỉ cùng loại với tài liệu; vải phin mỏng cùng màu với tài liệu; một mảnh vải mỏng dùng để là tài liệu; bàn là; chăn chiên để lót là tài liệu; bàn làm việc rộng và phẳng.

II. Trình tự tiến hành

1. Cắt mảnh vải phin rộng hơn tài liệu ít nhất 2 – 3 cm về các cạnh.

2. Giặt vải phin đã cắt ra với nước sạch cho hết lớp hồ trên vải và phơi se . 3. Trải chăn chiên lên bàn.

4. Trải vải phin đã phơi se lên . 5. Là phẳng vải phin .

6. Là phẳng tài liệu.

Lưu ý: Là gián tiếp tài liệu bằng cách đặt lên tài liệu một mảnh vải mỏng

ẩm.

7. Trải tấm vải phin đã là phẳng lên bàn hoặc căng trên khung thêu. 8. Đặt tài liệu lên trên tấm vải.

9. Khâu lược vông mắt sàng tài liệu với vải phin, bằng chỉ màu. Khoảng cách các ô vuông rộng chừng 1,5cm. Không thắt nút chỉ 2 đầu.

10. Là phẳng, mặt khơng có tài liệu là trực tiếp. Mặt có tài liệu là gián tiếp bằng cách đặt một mảnh vải ẩm lên trên tài liệu.

11. Khâu chính thức bằng chỉ cùng màu với tài liệu, khâu vuông mắt sàng. Khoảng cách các ô vuông rộng 0,5cm, mũi chỉ trên dài tối đa 1mm, mũi chỉ dưới dài tối đa 1cm. Không thắt nút chỉ 2 đầu.

12. Rút chỉ khâu lược.

13. Là phẳng, mặt khơng có tài liệu là trực tiếp. Mặt có tài liệu là gián tiếp bằng cách đặt một mảnh vải ẩm lên trên tài liệu.

14. Cố định các đầu sợi chỉ bằng giấy dó rộng 1cm có qt hồ, dán sát nhưng khơng đè lên tài liệu.

1. Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Thâm. Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ. Hà Nội: NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp; 1990.

2. Giáo trình Lưu trữ. Trường T.H Văn thư lưu trữ TWI. Hà Nội: NXB Văn hố Thơng tin; 2004.

3. Vũ Thị Phụng. Giáo trình nghiệp vụ lưu trữ cơ bản ( dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp): NXB Hà Nội; 2006.

4. Bài giảng nghiệp vụ lưu trữ. trường CĐ Phương Đông 2014. 5. Luật lưu trữ. 2011

6. Đặng Thanh Nam. Tập bài giảng Công tác bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ: Trường Đại học Sài Gịn, TP Hồ Chí Minh; 2014.

7. Tập bài giảng Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ, Trường Đại học Sài Gịn, TP Hồ Chí Minh, ; 2014.

8. Lê Thị Vân. Tập bài giảng Kỹ thuật bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ. : Trường CĐCĐ, Kon Tum; 2018.

9. Nguyễn Cảnh Đương, Nguyễn Minh Sơn. Phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ: Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam; 2007.

8. Tập bài giảng Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ. Trường ĐH Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí minh; 2014.

9. Trương Mỹ Phương. Xây dựng hệ thống bảo hiểm an toàn tài liệu lưu trữ: Tạp chí lưu trữ Trung Quốc; 2010.

10. Dương Văn Khảm. Từ điển tra cứu nghiệp vụ văn phòng - văn thư - lưu trữ; 2015.

11. Công văn số 129/VTLTNN-NVTW về việc hướng dẫn xác định, thống kê tài liệu lưu trữ thuộc diện bảo hiểm của cục văn thư và lưu trữ nhà nước; ngày 31/10/2003.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ lưu trữ (Trang 176 - 181)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)