Địa hình tự nhiên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 30 - 41)

I- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

2. Địa hình tự nhiên

Nằm phía đơng bắc của đồng bằng Bắc Bộ, do kiến tạo của địa chất, nên địa hình Hải Dương khá đa dạng, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam cùng hướng nghiêng của đồng bằng Bắc Bộ và được chia làm hai vùng khá rõ rệt là vùng đồi núi và vùng đồng bằng.

Địa hình đồi núi phân bố chủ yếu ở phía bắc và đơng bắc của tỉnh, nơi cuối cùng của vịng cung đơng bắc, chiếm khoảng 15,9% diện tích tự nhiên, gồm 13 xã, phường thuộc thành phố Chí Linh và 18 xã, phường thuộc thị xã Kinh Mơn. Nơi cao nhất trong địa hình vùng núi là dãy núi tiếp giáp địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh. Vùng núi Chí Linh có độ cao từ 300 - 616m, với các đỉnh núi cao chót vót như Đá Chồng, Đèo Tạo, Đèo Trê, Hịn Phướn, Dây Diều. Tiếp đến là vùng địa hình đồi núi có độ cao từ 100 - 290m với những dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đơng nam, điển hình như núi Ngang, núi Giếng, núi Nhẫm Dương, núi Thần, núi Đức Sơn, núi Sầu, núi n Phụ,... (thị xã Kinh Mơn). Vùng đồi núi có độ cao 10 - 100m trên địa bàn thành phố Chí Linh gồm những dải đồi kéo dài hay những đồi hình bát úp nối tiếp nhau.

Địa hình đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, có độ cao trung bình từ 3 - 4m, được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa tự nhiên từ sơng Thái Bình và sơng Hồng, tạo nên vùng đất tương đối bằng phẳng là địa bàn phân bố của các huyện: Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang, Gia Lộc, Nam Sách, Thanh Hà, Kim Thành.

Để có được diện mạo như ngày nay, quá trình kiến tạo của vùng đất Hải

Dương cũng nằm trong quá trình kiến tạo chung của đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc, được hình thành và phát triển do q trình vận động của vỏ trái đất, trên móng uốn nếp có nền đá kết tính tuổi trên 400 triệu năm và bị sụt lún mạnh vào cuối thời kỳ Cổ sinh (cách đây khoảng 200 triệu năm). Địa hình bao gồm đồi núi, đất đai, thổ nhưỡng, khống sản, nước trong lịng và trên mặt đất, cho thấy đây là một vùng đất tự nhiên đa dạng, phong phú, giàu sản vật, được con người chọn làm nơi cư trú để sinh tồn và phát triển qua các thời kỳ lịch sử tạo nên một Hải Dương ngày nay.

Nghiên cứu quá trình hình thành vùng đất cho thấy, địa hình Hải Dương tuy không quá phức tạp so với một số vùng đất khác, song với quá trình biến đổi địa chất, địa mạo đã xảy ra mạnh mẽ, tạo nên sự đa dạng với nhiều dạng

địa hình khác nhau. Về kiến tạo địa chất, vùng đất Hải Dương được hình thành trên nền móng uốn nếp của nền đá kết tinh sụt lún vào cuối thời Cổ sinh (cách đây khoảng 200 triệu năm). Các chuyển động sụt lún vào hệ thống Holocene lấp đầy trầm tích Đệ tứ. Cấu trúc địa chất, địa hình có hướng tây bắc - đơng nam, trùng với mạch đứt gãy cùng phương, tạo nên thung lũng sông Hồng, sơng Thái Bình, chia đồng bằng sụt võng Hà Nội thành những đới kéo dài theo hướng tây bắc - đơng nam. Các yếu tố địa hình âm (các thung lũng, sơng, hồ), các yếu tố địa hình dương (cảnh quan, núi đồi) đã hình thành bởi quy luật trên. Hai vùng địa lý cảnh quan tự nhiên này được hình thành bởi hệ cấu trúc địa chất khác nhau. Hệ cấu trúc vùng đồng bằng hình thành bởi các trầm tích Đệ tứ có tuổi Kainozoi (cách đây khoảng 1,6 triệu năm). Hệ cấu trúc vùng đồi núi tạo thành từ các trầm tích lục nguyên silíc, lục nguyên cácbonnát thuộc hệ cấu trúc Paleozoi - Mesozoi. Vùng cảnh quan núi đồi, địa hình có độ cao trung bình từ 100 - 290m, phân bố ở vùng Chí Linh, Kinh Môn. Trong dải núi đồi xen lẫn đồng bằng chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam hình thành nên các khu rừng nguyên sinh và những thung lũng có cảnh quan thơ mộng như: Cơn Sơn, Kiếp Bạc, Phượng Hồng, Ngũ Đài Sơn, Bãi Thảo,... Bên cạnh đó, kiến tạo địa chất đã hình thành dải núi đá vôi xen lẫn đồng bằng và sơng ngịi với nhiều hang động kéo dài từ khu vực Kinh Môn, Đơng Triều, qua vùng Thủy Ngun (Hải Phịng) tới khu vực Hạ Long, tạo nên hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên rất đa dạng, phong phú.

Dựa vào đặc điểm, nguồn gốc và hình thái của địa hình tồn tỉnh, có thể chia ra ba dạng địa hình và cảnh quan khác nhau, theo độ cao so với mực nước biển như sau:

- Khu vực địa hình và cảnh quan có độ cao từ trên 300m đến hơn 600m. Đây là khu vực địa hình cao nhất, độ dốc địa hình 30 - 40o, thuộc xã Hồng Hoa Thám, thành phố Chí Linh, kéo dài trên 7km và rộng trên 6km. Khu vực địa hình này có những đỉnh núi cao điển hình như đỉnh núi Dây Diều (616m), Đèo Tạo (578m), Đèo Trê (536m), Hòn Phướn (354m),... Những đỉnh cao này tạo nên địa giới hành chính tự nhiên giữa tỉnh Hải Dương với tỉnh Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh. Khu vực địa hình có độ cao 300 - 350m, độ dốc của sườn là 20 - 30o, được kéo dài theo độ cao trên 300m về phía nam là dải núi thấp hơn. Địa hình được tạo thành bởi các đá trầm tích có tuổi Trung sinh, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên đã làm cho các đá chắc bị nứt nẻ, vỡ rạn,

phong hóa, bào mịn xâm thực và rửa trơi. Sản phẩm phong hóa này nằm tại chỗ hoặc được vận chuyển xuống vùng thấp hơn, tạo nên lớp trầm tích bở rời, thuận lợi cho phát triển rừng và cây trồng.

- Khu vực có địa hình và cảnh quan nằm ở độ cao từ 100 - 300m. Dạng địa hình, cảnh quan này tập trung chủ yếu ở khu vực Chí Linh. Chúng tạo thành các dải núi tách biệt nhau và được ngăn cách bởi các đồng ruộng giữa núi. Các dải núi theo hướng tây bắc - đơng nam thuộc các phường Hồng Tân, Văn An, Cộng Hòa, các xã Hưng Đạo, Lê Lợi, Bắc An và các dải núi theo hướng đông - tây, phân bố ở các phường Văn An và Cộng Hịa. Độ dốc địa hình 10 - 20o và có các đỉnh núi cao như Đầu Trồ (240m), Ngũ Nhạc (238m), Đại Bộ (142m), Hồ Sen (100,8m), Hồ Cá (181m), Ông Sao (100m), Đường Tầu (152m), Phượng Hoàng (227m),...

Nằm ở vùng đồi núi Chí Linh với độ cao từ 50 - 300m, khu vực Cơn Sơn - Kiếp Bạc có độ dốc trung bình 25 - 30m thuộc hệ cánh cung Đông Triều. Hệ thống đồi núi chạy theo hướng từ đơng bắc sang tây nam tạo nên dạng địa hình khá đa dạng, phong phú xen lẫn giữa núi đồi và ruộng đồng, xóm làng. Núi ở Kiếp Bạc là dãy núi cuối cùng về phía tây bắc của hệ thống núi Yên Tử từ Quảng Ninh đổ về. Núi Yên Tử chạy gần tới Kiếp Bạc thì tỏa thành hai dãy song song là dãy Cơn Sơn về phía bắc và dãy Phượng Hồng về phía nam. Dãy Cơn Sơn càng gần tới Kiếp Bạc càng thấp dần, tạo thành nhiều quả đồi nhỏ nằm rải rác ở thung lũng phía đơng bắc Kiếp Bạc. Trái lại, dãy núi Phượng Hồng chạy gần tới phía nam Kiếp Bạc càng cao dần lên, các ngọn núi lại liên kết với nhau làm thành một bức tường tự nhiên đồ sộ ngăn cách vùng đồng bằng của Chí Linh (nơi có quốc lộ 18 chạy qua) với vùng núi Côn Sơn và phần đông bắc của khu vực Kiếp Bạc. Núi ở Kiếp Bạc tuy không cao lắm nhưng ở thế liền dải chạy nhô ra sơng Lục Đầu tạo ra một địa hình vừa hiểm trở vừa kỳ vĩ.

Tại vùng Kinh Mơn, địa hình có độ dốc sườn từ 10 - 20o, nằm tách biệt thành dải hoặc xen với các núi đá vơi, địa hình kéo dài khơng liên tục theo hướng tây bắc - đông nam như dải núi Yên Phụ, núi Thần và núi Giếng,... Dải địa hình n Phụ có chiều dài 17km, bề rộng trung bình 600m, như bức tường ngăn cách giữa phía đơng bắc với phía tây nam thị xã Kinh Mơn mà xung quanh bao quanh bởi đồng bằng.

- Khu vực có địa hình và cảnh quan đồi núi độ cao từ 10m đến dưới 100m. Đây là dạng địa hình đồi bát úp kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam, thuộc các phường Thái Học, An Lạc và Văn Đức của thành phố Chí Linh; vùng đồi gị với các địa hình rửa trơi, độ cao thấp hơn trung bình 10 - 50m, nằm tiếp giáp với vùng đồng bằng phía nam thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Mơn. Dạng địa hình này có độ cao trung bình thấp, độ dốc từ 5 - 10o với lớp vỏ phong hóa khá dày, màu mỡ. Dạng địa hình và cảnh quan karst được thành tạo từ đá vơi. Đây là dạng địa hình và cảnh quan khá đặc biệt, được thành tạo từ đá vơi, có tuổi Devon (cách đây khoảng 400 triệu năm) và tuổi Cacbon - Pecmi (cách đây khoảng 300 triệu năm) phân bố ở khu vực Kinh Môn (các phường, xã Duy Tân, Phạm Thái, Phú Thứ, Minh Tân), theo hướng tây bắc - đông nam và hướng đông - tây. Bề mặt địa hình có các dạng vòm sườn thoải, đỉnh khơng nhọn; dạng hình nón đỉnh nhọn và sườn dốc đứng; dạng tháp sườn dốc đứng dạng vách, có nhiều hẻm, rãnh sâu, trượt lở, đổ sập. Ngồi ra, có những đỉnh núi cao như núi Hàn Mấu (Minh Tân) cao 241,2m, núi Thần (Phú Thứ), núi Kim Bào (Duy Tân). Địa hình karst và cảnh quan vùng núi đá vơi có nguồn tài ngun khống sản giá trị, nhiều hang động kỳ thú mà thiên nhiên ưu đãi, tạo điều kiện cho việc đầu tư, khai thác tài ngun khống sản, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch.

Vùng đồng bằng ở Hải Dương được hình thành cách đây khoảng 1,6 triệu năm. Trên bề mặt địa hình của tỉnh Hải Dương được cấu tạo bởi trầm tích Đệ tứ có tuổi 4.000 - 6.000 năm, tạo nên địa hình và cảnh quan tích tụ, xâm thực. Vùng đồng bằng cịn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sơng Thái Bình cùng các dịng sơng khác bồi đắp, với độ cao trung bình từ 3 - 4m so với mực nước biển, địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng dần từ phía bắc, đơng bắc về phía nam từ 5 - 6m. Vùng đồng bằng liền kề với vùng đồi núi thấp có độ cao từ 7 - 8m tại thành phố Chí Linh, từ 0,8 - 3m trên địa bàn các huyện Nam Sách, Kim Thành, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc và từ 0,9 - 2,1m trên các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ, Thanh Miện, tạo nên một vùng đất đai màu mỡ rộng phẳng.

Địa hình và cảnh quan đồng bằng tương đối bằng phẳng, nhưng vẫn có sự chênh lệch về độ cao, thấp dần từ phía bắc - đơng bắc xuống phía nam. Địa hình và cảnh quan đồng bằng có độ cao từ 1,5 - 3m ở phía nam thành phố Chí Linh và các huyện Nam Sách, Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, thành phố

Hải Dương. Địa hình và cảnh quan đồng bằng có độ cao trung bình từ 0,5 - 2,5m ở phía nam thị xã Kinh Mơn và các huyện Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ.

Nét nổi bật của cảnh quan đồng bằng của Hải Dương là sự bồi tụ bằng phẳng, màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tạo nên cảnh quan cánh đồng lúa, cánh đồng rau và vườn cây ăn quả tươi tốt. Đây là những nơi tập trung dân cư đơng đúc. Như vậy, địa hình và cảnh quan Hải Dương khá đa dạng, bề mặt nghiêng từ phía bắc xuống phía nam. Sự tương phản rõ rệt giữa địa hình và cảnh quan vùng đồng bằng với vùng đồi núi là nét đặc trưng của địa hình Hải Dương, có thể phân biệt thành hai khu vực tự nhiên rõ rệt với hai dạng địa hình và cảnh quan đặc trưng: khu vực đồi núi thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và khu vực đồng bằng thuộc các huyện, thành phố cịn lại. Tính chất tương phản giữa hai khu vực địa hình đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên của Hải Dương. Tổng quan về hình thế vùng đất Xứ Đơng, trong đó có Hải Dương, mà nguồn sử liệu cho biết: “Đất ở lệch về một bên xứ Bắc Kỳ. Dựa núi bọc biển, hình thế vững chãi; núi cao có n Tử, Đơng Triều, sơng lớn có Hàm Giang, Lục Đầu. Mặt tây nam nội rộng đất bằng, đường sông như mắc cửi; mặt đông bắc núi cao biển rộng, thế rất hiểm trở, về việc phịng bị quan hệ rất nhiều”1.

3. Sơng hồ

Hải Dương có mạng lưới sơng ngịi dày đặc bao bọc xung quanh gần như khép kín các khu vực địa hình và trải đều với nhiều sơng lớn nằm trong hệ thống sơng Thái Bình. Địa bàn tỉnh Hải Dương có tổng số 14 sơng lớn với chiều dài khoảng 500km và trên 2.000km sông nhỏ làm nên hệ thống sơng chằng chịt chảy theo hướng chính là tây bắc - đơng nam. Giữ vai trị chủ đạo chi phối vùng đất là sơng Thái Bình chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài 64km (điểm đầu từ phường Phả Lại, thành phố Chí Linh và điểm cuối tại xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà) cùng với các phân lưu của các sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Lai Vu, sông Gùa, sông Hàn Mấu, sơng Mạo Khê... Ngồi ra, cịn có sự tham gia của hệ thống sơng Thương, sông Luộc, với tổng chiều dài 274,5km, 1. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, Nxb. Khoa học xã hội,

trong đó sơng Luộc là dịng sơng quan trọng tạo nên diện mạo đồng bằng của khu vực. Hệ thống các sơng chính có dịng chảy tự nhiên, phụ thuộc vào mùa mưa, lũ trên lưu vực và sự điều tiết của các hồ chứa ở thượng nguồn sơng Thái Bình, tập trung chủ yếu ở các huyện phía đơng nam của tỉnh. Sơng Thái Bình là hợp lưu của bốn con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Đuống và sông Lục Nam, đổ vào đất Hải Dương. Sự dày đặc của hệ thống sơng có thể thấy tại vùng Phả Lại (thành phố Chí Linh) là nơi hội tụ sáu dịng sơng nên được gọi là Lục Đầu Giang. Sông Lục Đầu được gọi là đoạn sông từ ngã ba Nhạn tới ngã ba Lấu Khê (Lâu Khê) dài hơn 10km, đây là nơi hợp lưu dòng chảy các dòng sơng Cầu, sơng Thương, sơng Lục Nam, phía dưới là hợp lưu với sông Đuống rồi đổ ra Biển Đơng bằng hai dịng sơng lớn là sơng Thái Bình và sơng Kinh Thầy. Đây là nơi giáp ranh của ba tỉnh Hải Dương, Bắc Giang và Bắc Ninh. Sông Lục Đầu ở Hải Dương có vai trị quan trọng đối với hoạt động giao thông đường thủy với thứ tự các nhánh như sau:

- Nhánh thứ nhất là sông Lục Nam (sơng Minh Đức), có nguồn từ Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy qua Lục Ngạn, Lục Nam (Bắc Giang) chảy về.

- Nhánh thứ hai là sông Thương (sông Nhật Đức), thượng lưu ở phía đơng bắc dãy núi Tam Đảo, Bắc Sơn chảy qua Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang chảy về hợp lưu với sông Lục Nam tại ngã ba Nhạn. Đây là nơi giáp ranh của các điểm: thôn Cầu, xã Đức Giang, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (ở hữu ngạn - phía tây); thơn Trạm Điền, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương (ở tả ngạn - phía đơng) và xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (ở phía bắc).

- Nhánh thứ ba là sông Cầu (sông Nguyệt Đức), thượng nguồn từ Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn hợp lưu với sông Cà Lồ chảy qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh hợp lưu với sông Lục Đầu tại thôn Đồng Phúc, xã Thắng Cương, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, đối ngạn với Phao Sơn (Phả Lại).

- Nhánh thứ tư là sông Đuống (sông Thiên Đức), một chi lưu từ sông Nhị Hà (sông Hồng), chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh về phía đơng hợp lưu với sơng Lục Đầu tại Bình Than, thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; đối ngạn với bến Nhạn Loan, khu dân cư Lý Dương, phường Cổ Thành, thành phố Chí Linh.

- Nhánh thứ năm là sơng Thái Bình (sơng Hàm Giang hay Phú Lương), từ ngã ba Lâu Khê chảy về phía nam qua địa phận tỉnh Hải Dương, thành phố

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)