Tác giả khuyết danh đời Trần thế kỷ XIV: Việt sử lược, Sđd, tr.18.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 56 - 57)

- Trần Thế Pháp: Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh, Kiều Phú dịch), Nxb Văn học, Hà Nội, 2001.

2. Tác giả khuyết danh đời Trần thế kỷ XIV: Việt sử lược, Sđd, tr.18.

cương vực lãnh thổ hai nước: nước Nam Cương của Thục Phán và nước Văn Lang của Vua Hùng. Cương vực lãnh thổ thời kỳ này về cơ bản “phạm vi của nước Âu Lạc là bao gồm cả miền Bắc nước ta và một dải miền Nam tỉnh Quảng Tây ngày nay”1. Ngoài cương vực lãnh thổ, thời kỳ Âu Lạc là sự hợp nhất giữa hai tộc người Âu Việt và Lạc Việt, về cương vực địa giới hành chính có đến 17 bộ. Thời kỳ Âu Lạc, về cương vực, những ghi chép hầu như không đề cập vùng đất Hải Dương. Nhưng có thể thấy về khơng gian giới hạn cương vực vùng đất là sự kế thừa theo cương vực thời kỳ Nhà nước Văn Lang nhưng có sự phát triển cao hơn về kinh tế, văn hóa.

Năm 179 Tr.CN, Triệu Đà đưa quân xâm lược, Nhà nước Âu Lạc bị tiêu diệt, phần đất Nhà nước Âu Lạc bị chia thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Quận Giao Chỉ thời kỳ này cương vực chủ yếu là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Dưới đơn vị hành chính thiết lập đơn vị cấp huyện tương đương với vùng đất bộ lạc xưa và giao cho Lạc tướng quản lý theo hình thức thế tập “cha truyền con nối”. Vùng đất Hải Dương dưới đơn vị hành chính của nhà Triệu cho thấy đây là đơn vị hành chính cấp huyện. Tên gọi huyện của vùng đất này cho đến nay chưa xác định rõ tên gọi. Năm 111 Tr.CN, nhà Hán diệt nhà Triệu, chia nước Nam Việt thành 9 đơn vị hành chính, trong đó địa bàn cương vực nước Âu Lạc cũ chia làm 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam với 22 đơn vị hành chính huyện. Cương vực các quận hầu như ít thay đổi, với quận Giao Chỉ là lớn nhất có đến 12 huyện, trong danh sách có huyện An Định. Theo nghiên cứu địa danh cổ cho biết, “huyện An Định có thể là tương đương với miền Hải Dương và Hưng n, ở giữa sơng Thái Bình và sơng Hồng”2. Như vậy, cương vực huyện An Định khá rộng mà Hải Dương ngày nay chỉ là một phần trong huyện xưa.

Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với thời gian độc lập ngắn ngủi ba năm, nước ta lại rơi vào sự đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc (năm 43 đến năm 554). Nhà Hán vẫn giữ đơn vị hành chính với 3 quận chia làm 22 huyện, Hải Dương thời kỳ này bao gồm phần đất hai huyện An Định và Bắc Đới: “huyện An Định là phần đất phía nam thành phố Hải Dương hiện nay gồm các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, một phần huyện Phụ Dực, huyện Quỳnh Cơi, tỉnh Thái Bình và huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)