Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr.169-170.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 105 - 106)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

1999, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr.169-170.

Phía sau chùa Nhẫm Dương, trong hang động Thánh Hóa và Hang Dê, cùng với những phát hiện hóa thạch động vật và di cốt người bán hóa thạch, cịn phát hiện được bộ sưu tập hiện vật văn hóa Đơng Sơn đặc trưng và tiêu biểu. Đó là những cơng cụ sản xuất, gồm có rìu (rìu xéo gót vng, gót trịn, gót nhọn, rìu hình chữ nhật, rìu xịe cân) và mai. Đồ dùng sinh hoạt có thạp, gương đồng. Vũ khí có giáo, qua. Nhạc khí có chng (loại lớn và loại nhỏ). Đồ trang sức có vịng tay1. Các hiện vật này đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương và chùa Nhẫm Dương.

Phía nam của tỉnh Hải Dương, huyện Ninh Giang tiếp giáp với huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), phía đơng và đông bắc giáp huyện Tứ Kỳ, nơi phát hiện được trống đồng Hữu Chung nổi tiếng của văn hóa Đơng Sơn. Phía nam huyện, trên cánh đồng Văn Chỉ, thôn Bồ Dương, xã Hồng Phong, năm 2007, đã phát hiện di chỉ cư trú thuộc văn hóa Đơng Sơn. Tầng văn hóa di chỉ dày từ 35 - 55cm, đất màu nâu xám, trong chứa nhiều mảnh gốm Đông Sơn. Gốm di chỉ Bồ Dương có đặc điểm xương gốm thơ, màu nâu đỏ, xám đen và một số mảnh màu xám mốc kiểu gốm Đường Cồ2. Ngoài ra, ở Bồ Dương còn phát hiện một số mảnh gốm trang trí hoa văn in ơ vng, ơ trám kiểu gốm Đông Hán. Không xa di chỉ Bồ Dương, trong trang trại nhà anh Khương, khi đào ao đã phát hiện được 1 mộ thân cây khoét rỗng. Điều đó cho thấy, vùng đất Bồ Dương đã sớm được cư dân Đơng Sơn chọn làm nơi cư trú và khi có người chết, họ chơn ngay cạnh nơi cư trú. Cùng với di chỉ Lương Xá (huyện Kim Thành), Bồ Dương là di chỉ thứ hai có tầng văn hóa cư trú - mộ táng của người Đông Sơn ở Hải Dương3. Tuy nhiên, ở Lương Xá, tầng văn hóa cư trú chưa rõ ràng, chỉ có gốm Đơng Sơn trong khu vực phát hiện được mộ thuyền. Gốm Đông Sơn ở Lương Xá giống gốm trong di chỉ Bồ Dương, đều thuộc loại hình Đường Cồ, cho biết hai di chỉ này đều ở giai đoạn muộn của văn hóa Đơng Sơn, đã bước vào sơ kỳ thời đại đồ sắt, niên đại khoảng 2.000 năm cách ngày nay. Niên đại này hoàn toàn phù hợp với phát hiện mộ gạch ở gị Đống Hang gần di tích

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)