Phong tục, tập quán

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 67 - 69)

III- CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘ

3. Phong tục, tập quán

Với vị thế nằm gần trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hình đa dạng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hải Dương sớm được con người lựa chọn nơi cư trú, hình thành nên chiếc nơi của nền văn minh lúa nước - tầng nền của văn hóa người Việt. Từ đó, người Hải Dương đã tạo nên những phong tục, tập quán trong đời sống tinh thần và vật chất làm phong phú thêm cho đời sống của cộng đồng. Với địa hình vùng đất đồng bằng xen đồi núi, hệ thống sông hồ dày đặc, người xưa đã chọn các hình thức cư trú ven sơng, dưới chân đồi, trên các vùng đất cao tạo lập nên xóm làng - những đơn vị hành chính từ buổi đầu dựng nước. Từ những đơn vị cư trú đầu tiên trên các vùng đồi núi Nhẫm Dương, Kinh Môn, con người tiến xuống chinh phục đồng bằng, những vùng đất cao bãi bồi ven sông được chọn làm nơi lập làng, với nơi ở cao ráo, có tư liệu sản xuất, giao thơng thuận lợi đã hình thành nên các làng cư trú ven các dịng sơng và ngày càng sầm uất. Những ngôi làng cổ hiện nay đều là sự kế thừa từ những ngôi làng truyền thống xa xưa với các truyền thuyết ghi nhận sự tụ dân lập ấp trong buổi đầu lịch sử. Các đền, miếu thờ những người có cơng khai hoang mở ấp lập làng, dạy nghề cho dân, bảo vệ cộng đồng ở mỗi làng xóm hiện nay đã phản ánh bề dày truyền thống của mỗi làng quê trong lịch sử. Trong mỗi ngôi làng, những ngôi nhà là đơn vị cư trú độc lập của mỗi hộ gia đình. Để đáp ứng, thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, khi dựng nhà, người ta thường sử dụng những vật liệu có sẵn khai thác trong tự nhiên như gỗ, tre, lá. Theo thời gian, sự phát triển của kỹ thuật, nghề sản xuất thủ công vật liệu xây dựng ra đời và phát triển dẫn đến sự xuất hiện của gạch ngói, đã dần thay thế vật liệu tre lá. Mơ hình kiến trúc dân dụng mỗi hộ gia đình được xây dựng thành những tổ hợp với nhiều cơng trình phục vụ chức năng sống, sinh hoạt với nhà cư trú, khu phụ (bếp, nhà ngang), khu chăn nuôi gia súc, gia cầm và nơi vệ sinh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất.

Trong đơn vị cư trú làng, mối quan hệ cộng đồng làng được tạo nên từ quan hệ gắn kết giữa các dịng họ. Trong làng có nhiều dịng họ với những nguồn gốc khác nhau, trong mỗi dịng họ có sự phân chia chặt chẽ theo thứ bậc thế hệ. Tôn trọng tôn ti, thứ bậc “họ - hàng” hình thành nên nhà thờ tổ của các họ trong mỗi dòng họ. Nếp sống truyền thống trong các gia đình là nhiều thế hệ cùng chung sống. Những gia đình “tam đại đồng đường” hay “tứ đại đồng đường” được coi là tiêu chuẩn, thể hiện sự thịnh vượng, bền lâu của dòng tộc. Mối quan hệ dịng họ, thân tộc, gia đình hình thành nên nếp sống, phong tục thờ cúng tổ tiên, những thế hệ đi trước. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ được đặt vị trí trang trọng nhất, trung tâm của ngơi nhà. Bài trí bàn thờ nghiêm trang tạo nên khơng gian thờ thiêng liêng với niềm tin người đã khuất luôn song hành cùng thế hệ sau. Đây là phong tục được hình thành từ những buổi đầu lịch sử và tiếp tục được duy trì đến ngày nay.

Thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng, Hải Dương nằm trong khơng gian văn hóa Bắc Bộ, tuy nhiên vẫn còn nhiều phong tục, tập quán mang nét đặc sắc, độc đáo riêng. Tết là ngày trọng đầu năm đánh dấu một năm mới được coi như sự khởi đầu tốt lành nên có nhiều tục tốt lành: mừng tuổi mới, chúc mừng sức khỏe, khao lão..., cùng những tục kiêng cữ: kiêng quét nhà, kiêng to tiếng, kiêng nói tục..., đã tạo nên văn hóa tết. Những tiết lễ cầu cúng xuân thu nhị kỳ cầu mong vạn sự tốt lành cho cộng đồng thơn xóm, những lễ hội dân gian hình thành cùng các tục diễn xướng làm nên đời sống văn hóa tinh thần phong phú kết nối cộng đồng trong tình làng nghĩa xóm. Ma chay, cưới xin cũng là một lệ tục được hình thành lâu đời. Những quy tắc tang ma được quy định dần chặt chẽ hơn với những nghi lễ tang chế cụ thể theo quy chế chung cùng những quy định riêng của từng cộng đồng mà các thành viên đều tự nguyện chấp hành. Các phong tục cưới xin với các nghi lễ quy định được hình thành qua thời gian gồm các bước cụ thể như vấn danh, dạm ngõ, ăn hỏi, thành hôn đã trở thành thuần phong mỹ tục phổ biến trong cộng đồng, được người Hải Dương thực hiện, giữ gìn theo năm tháng.

Người Hải Dương không những chuộng văn nhã trong đời sống xã hội mà còn là những người cương cường trong cuộc sống, “phong tục cũng như Hà Nội, sĩ phu chuộng nghĩa giữ tiết”1 làm chuẩn mực cho người dân noi theo. “Sĩ tử

các phủ Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách phần nhiều là văn nhã, ở Kinh Môn phần nhiều dũng mãnh. Ngày nay, các huyện Thủy Đường, Kim Thành cũng có văn học, cịn nông phu đều an nghiệp với ruộng vườn, lại siêng năng cày cấy”1.

Với truyền thống cư dân nông nghiệp sản vật phong phú, từ trong lịch sử người Hải Dương đã chú ý đến đời sống vật chất cái ăn, cái mặc. Ẩm thực của người Hải Dương là sự kết hợp chế biến sản phẩm của đồng bằng, sông nước và đồi núi, tạo nên phong cách ẩm thực riêng được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực Xứ Đông với những sản phẩm độc đáo. Trang phục của cư dân trong lịch sử lấy giản tiện làm đầu, thích ứng với nền sản xuất nơng nghiệp gắn cùng sông nước. Người Hải Dương trồng bông dệt vải, nuôi tằm lấy tơ dệt nên những loại vải cao cấp phục vụ cho đời sống, có mặt trên thị trường của cả nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)