Xem Trịnh Sinh: Dấu vải trên chiếc rìu đồng Làng Vạc, 1992, tr.71-72.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 153 - 154)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

1. Xem Trịnh Sinh: Dấu vải trên chiếc rìu đồng Làng Vạc, 1992, tr.71-72.

Dựa trên những phát hiện và nghiên cứu dấu vết vải trên, chúng ta thấy rằng, nguyên liệu chính để dệt vải thời kỳ văn hóa Đơng Sơn là những cây trồng cho sợi như đay, gai, bông, lụa, lanh (hoặc gai dầu). Những loại cây này đã được trồng phổ biến dưới thời Đông Sơn trên vùng lưu vực sông Hồng (Giao Chỉ), sông Mã (Cửu Chân),... Điều này được thư tịch xưa ghi chép khá nhiều. Sách Lĩnh Nam chích qi có nói đến việc người thời Hùng Vương “lấy vỏ cây làm áo” là có cơ sở. Trong ba loại cây có sợi trên, đay và gai là những cây trồng có nguồn gốc bản địa1.

Chúng ta chưa có tài liệu nào nói về phương pháp thu hoạch và chế biến đay, gai, lụa, lanh của người Đông Sơn. Theo tài liệu dân tộc học, các phương pháp chế biến này hết sức đơn giản, cây chặt về tước vỏ, đập giập, phơi khô, tước thành sợi nhỏ, từ sợi nhỏ se thành sợi dệt. Người Đơng Sơn cũng khơng thể có cách nào chế biến đơn giản hơn. Đối với cây bơng có thể phức tạp hơn chút ít. Ngày nay, hầu hết các dân tộc thiểu số có nghề dệt truyền thống ở nước ta (như Thái, Mường, Tày, Dao...) đều trồng bơng để lấy sợi dệt vải là chính. Cách thức trồng bơng, thu hoạch và gia công từ quả bông thành sợi để dệt cơ bản như nhau. Công cụ đáng kể duy nhất trong q trình này là trục cán bơng. Kiểu cách trục cán không phải chỉ giống nhau ở phạm vi trong nước mà còn giống với cả những khu vực có truyền thống trồng bơng dệt vải thủ cơng khác ở châu Á, có niên đại chừng 4.000 năm cách ngày nay, cũng không khác nhiều so với trục cán thủ công hiện nay.

Qua tài liệu khảo cổ học và thư tịch nêu trên có thể khẳng định rằng, nghề dệt vải thời Đông Sơn khá phát triển. Nhu cầu vải vóc đối với cư dân, nhất là tầng lớp giàu có, tăng lên đáng kể. Họ dùng nhiều vải khơng chỉ khi sống mà còn được sử dụng nhiều trong mai táng. Dù biết vậy, nhưng chúng ta chưa đủ cứ liệu về tình hình sản xuất cụ thể của nghề này, đặc biệt là về tổ chức và quy mô sản xuất.

Nghề làm đồ gốm: Gốm ở Xứ Đơng thời kỳ này có màu hồng nhạt, nhiều mảnh được phủ lớp áo màu nâu sẫm. Thành phần chất liệu để tạo nên xương gốm về cơ bản là sét và cát, độ nung không cao và bơi thổ hồng lên gốm trước khi đem nung là một đặc trưng quan trọng của giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 153 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)