Xem Trịnh Sinh: “Từ đồ đá thời nguyên thủy đến đồ đồng Đông Sơn”, in trong

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 125 - 128)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

2. Xem Trịnh Sinh: “Từ đồ đá thời nguyên thủy đến đồ đồng Đông Sơn”, in trong

Thố đồng Đông Sơn ở Hải Dương, đã phát hiện được 4 chiếc đều trong mộ thuyền Vũ Xá (thành phố Hải Dương), Đông Quan (thành phố Hải Dương) và Kiệt Thượng (thành phố Chí Linh). Nhìn bề ngồi, thố có hình dáng gần giống lẵng hoa hiện đại. Thân thố hình nón cụt, thành miệng rộng bẻ ngang, thân thon dần xuống đáy, đáy cũng loe nhưng không rộng bằng miệng, tạo vành đáy. Trên vành miệng và thân thố được trang trí hoa văn, chủ yếu là những băng hoa văn hình học. Trên vành miệng gắn đơi quai hình mui thuyền, đối xứng nhau. Quai được trang trí hoa văn sống lá hoặc bơng hoa. Cả 4 thố đều là đồ tùy táng trong mộ thuyền, kích thước khơng lớn, riêng thố trong mộ Đông Quan là thố minh khí, hiện vật được làm chun để chơn theo người chết. Cũng như ở Hải Dương, trong mộ thuyền Việt Khê (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng), Yên Từ (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), Phú Lương, Minh Đức (huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội), Phương Nam (thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh) cũng phát hiện được thố đồng.

Chậu đồng phát hiện trong mộ thuyền thường dùng để gối đầu người chết, với đặc điểm lịng chậu nơng, miệng loe rộng. Ở Hải Dương, chậu đồng được phát hiện trong di chỉ Dược Sơn và mộ thuyền Kiệt Thượng, có hai loại khác nhau là chậu khơng trang trí hoa văn và chậu - trống trang trí hoa văn ở đáy và thân. Chậu khơng trang trí hoa văn kích thước nhỏ, giống chiếc đĩa lớn. Chậu - trống trang trí hoa văn có hình dáng gần gũi với những chiếc chậu hiện đại, được trang trí hoa văn giống với trống đồng Đơng Sơn. Nếu đặt úp xuống, chậu có hình dáng gần giống trống đồng, song thấp hơn. Trên mặt và thân trang trí những vịng hoa văn tương tự như trên trống đồng Đông Sơn (trống loại Heger I). Với trình độ kinh tế - xã hội thời Đơng Sơn, các hoạt động giao lưu, trao đổi, buôn bán hẳn đã phát triển và phạm vi không chỉ trong cộng đồng Đơng Sơn mà cịn mở rộng ra các cộng đồng cư dân ngồi Đơng Sơn và các khu vực khác. Chậu - trống được phát hiện nhiều ở tỉnh Thanh Hóa, thành phố Hà Nội và một số ở tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc. Niên đại của những chậu - trống này có thể căn cứ vào vành hoa văn trên mặt và thân chậu đã cách điệu hóa, tương tự như vành hoa văn hình người trên trống đồng Hữu Chung. Do đó, những chậu - trống này có niên đại khoảng thế kỷ I - II SCN.

Đồ dùng sinh hoạt bằng đồng mà cư dân Đông Sơn ở Hải Dương chôn theo trong mộ thuyền cịn có bát, thìa, móc đai thắt lưng và gương đồng. Trong 5 chiếc gương đồng được phát hiện, có 1 chiếc gương thời Đơng Hán và 4 chiếc gương thời Đông Sơn thuộc sơ kỳ đồ sắt.

Hai mặt của gương đồng Đông Sơn

Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường: Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd

Gương đồng Đơng Sơn có hai loại: gương hình trịn, khơng trang trí hoa văn, có chi dài và loại khơng chi có trang trí hoa văn. Chiếc gương có trang trí hoa văn, hai mặt phẳng, mặt trước có u trịn nhỏ ở giữa, gần rìa cạnh có đường chỉ nổi. Mặt sau trang trí ba vịng hoa văn. Trung tâm là u trịn nổi có lỗ thủng ngang mặt, bao quanh là ba chỉ nổi đồng tâm. Vịng 1 là đơi rồng cách nhau bởi hình mặt nguyệt/nhật thể hiện là một u trịn nổi. Đặc biệt là ở các khúc uốn của thân rồng đều có u trịn nổi nhỏ (nhũ đinh), giới hạn vịng này cũng là 3 chỉ nổi. Bên ngồi là 2 vịng trơn.

Chiếc gương khơng trang trí hoa văn có cán, mặt trước trơn, mặt sau ở rìa cạnh tạo gờ nổi uốn lượn dạng nửa vòng tròn liên tiếp xung quanh.

Hai mặt của gương đồng Đơng Sơn

Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường: Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd

Đồ dùng sinh hoạt bằng tre, gỗ và các chất liệu hữu cơ khác chôn theo mộ thuyền khá phong phú và đa dạng, với 25 hiện vật, bao gồm: 2 khay gỗ,

4 đĩa, 9 nhĩ bôi, gối/ghế, chuôi dao, nõ tẩu thuốc, mỗi loại đều có 1 chiếc, 2 mi/thìa vỏ bầu, một số ống tre làm đồ đựng và roi tre. Hạt quả đã phát hiện được 12 hạt trám trong mộ Đông Quan và 20 hạt vải chua ở mộ Kiệt Thượng. Ngoài ra, cịn nhiều hiện vật tre, gỗ, trong đó có một số được sơn, bị mục nát nên khơng xác định được loại hình và chức năng.

Hai chiếc khay gỗ Kiệt Thượng đều khơng cịn ngun vẹn. Đĩa gỗ phát hiện được 4 chiếc, trong đó có 2 chiếc ở mộ thuyền Đơng Quan và 2 chiếc ở mộ thuyền Kiệt Thượng và mộ thuyền An Lại. Đĩa có chức năng gối đầu người chết, giống đĩa đồng và chậu đồng.

Chén gỗ phát hiện được 9 chiếc, trong mộ thuyền La Đôi (2 chiếc), mộ thuyền Đông Quan (4 chiếc), mộ thuyền Kiệt Thượng (1 chiếc) và mộ thuyền An Lại (2 chiếc). Hiện vật còn được gọi là nhĩ bơi, thuộc văn hóa Hán, chúng có mặt trong các mộ thuyền là do hoạt động giao lưu, trao đổi.

Vỏ quả bầu phát hiện ở mộ thuyền Vũ Xá, Đơng Quan và An Lại đều cịn lành và đẹp. Từ vỏ quả bầu, cư dân Đông Sơn đã làm gáo, muôi hoặc làm đồ đựng (An Lại). Gáo dùng để múc nước sinh hoạt hoặc nghi lễ1.

Đồ dùng sinh hoạt bằng gốm: 29 hiện vật, gồm có: 4 nồi, 5 vị, 10 bát, 9 âu và 1 bình. Chúng được phát hiện trong 3 di tích mộ thuyền, trong đó ở mộ La Đơi là chủ yếu (22 hiện vật), ở Đông Quan (6 hiện vật) và ở Kiệt Thượng (1 hiện vật). Đây là những đồ gốm Đơng Sơn loại hình Đường Cồ (hay loại hình sơng Hồng)2. Ở các di chỉ cư trú, đồ gốm phát hiện được đều trong tình trạng vỡ nhỏ. Đồ gốm mà cư dân Đông Sơn ở Hải Dương sử dụng có đặc trưng về chất liệu, hoa văn trang trí cũng giống như gốm văn hóa Đơng Sơn muộn vùng châu thổ sông Hồng. Hai loại tiêu biểu là gốm màu nâu sẫm (gốm Làng Cả - Phú Thọ) hoặc trắng phớt hồng (gốm Đường Cồ - Hà Nội). Hoa văn trang trí có 2 loại là văn kỹ thuật và văn trang trí. Gốm Đơng Sơn giai đoạn này chủ yếu trang trí văn kỹ thuật với sự phổ biến của văn thừng thô vừa đến rất thô (hay cịn gọi là văn tổ ong).

Đồ trang sức Đơng Sơn ở Hải Dương phát hiện được không nhiều: 6 hiện vật, trong đó có 3 bằng đá, 2 bằng đồng và 1 bằng thủy tinh. Đồ trang sức bằng đồng đều là vịng tay, thuộc hai loại hình: mặt cắt hình lịng máng ở động

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)