III- CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘ
3. Nguyễn Duy: “Nghiên cứu về sọ cổ La Đôi (xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, Hải Dương)”, in trong Kỷ yếu Khảo cổ học Hải Dương thế kỷ XX và những năm đầu thế
Hải Dương)”, in trong Kỷ yếu Khảo cổ học Hải Dương thế kỷ XX và những năm đầu thế
Hải Dương là những người Việt cổ. Người Việt vào thời kỳ kim khí đã tụ cư ở đây khá đơng đúc, hình thành những xóm làng quần cư đầu tiên với nền kinh tế nông nghiệp và các hoạt động thủ cơng như đúc đồng, làm gốm, dệt cói khá phát triển đáp ứng nhu cầu cư dân. Những đồ tùy táng trong các mộ cho thấy xã hội đã bước đầu có sự phân chia thành các nhóm giàu, nghèo. Có những mộ chơn đồ tùy táng với nhiều loại hình, chất liệu khác nhau, có mộ đồ tùy táng lại đơn giản, số lượng ít đã phản ánh sự phân hóa xã hội buổi đầu. Trong đời sống tinh thần đã xuất hiện các tục như thờ cúng hiện tượng tự nhiên, tục mai táng, tục nhuộm răng đen,... Theo thời gian, dân cư sinh sống ở vùng đất Hải Dương có sự tăng trưởng rõ rệt. Những hệ thống mộ thuyền, mộ mành xuất hiện ở nhiều địa phương, phân bố rộng khắp trên nhiều vùng cho biết số dân ở đây tăng lên rõ rệt và có những vùng đất dành riêng để chơn cất người chết.
Sự có mặt và phát triển liên tục của người Việt từ thời đại đồ đá đến các thời kỳ khác trong lịch sử là những khẳng định về chủ thể của vùng đất là người Việt cổ. Tài liệu nghiên cứu cho biết, những dòng người Việt cổ ở Hải Dương có q trình phát triển liên tục từ văn hóa Hịa Bình đến văn hóa Hạ Long, Đông Sơn,... lan tỏa từ các vùng núi xuống thấp dần theo địa hình vùng núi Chí Linh, Kinh Mơn tiến tới chinh phục, khai phá đồng bằng. Họ theo các dịng sơng chọn nơi đất cao thoáng để tụ cư, lập làng xóm, làm nên những tổ chức xã hội quần cư ban đầu, hình thành nên những bộ lạc làm nền tảng cơ bản cho cơ cấu tổ chức xã hội các giai đoạn sau trong lịch sử.
Trước năm 905, ngoài cư dân người Việt là chủ nhân thì qua các giai đoạn lịch sử, có sự gia nhập của dịng người Hoa, góp phần gia tăng dân số cơ học ở vùng đất Hải Dương. Người Hoa đã có mặt ngay từ những năm đầu Cơng ngun khi xâm lược và đặt nước ta thành quận, huyện của các triều đại phong kiến Trung Hoa và sau này được bổ sung qua các đợt di cư xuống do các biến động chính trị - xã hội tại Trung Hoa trong các thời kỳ khác nhau. Người Hoa di cư có mặt tại Hải Dương xuất thân từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Những người Hoa đầu tiên là hệ thống quan lại, gia nhân, họ tộc đến làm quan quản lý xã hội các cấp, với chức năng cùng nhiệm vụ khác nhau theo sự phân bổ của triều đình trung ương. Họ thuộc tầng lớp trên, quan lại là thân tộc hồng tộc, người có học thức được bổ nhiệm tiến cử. Các tướng lĩnh, quân sĩ với nhiệm vụ trấn trị, giữ gìn trị an, trấn áp người dân bản địa phản kháng. Tiếp đến là tầng lớp thương nhân họ sang mua bán sản phẩm phương Nam,
giao thương về chính quốc hay các nước trong khu vực, thợ thủ cơng sang vùng đất mới tìm kiếm cơ hội, binh lính, và sau cùng là những tội đồ bị đày đến phương Nam, gồm những quan lại bị biếm chức, binh lính phạm tội. Sự có mặt của người Hoa tập trung chủ yếu tại các vùng trị sở của quan cai trị, hay họ thành lập trang trại, lập làng xóm tại những khu vực thuận lợi buôn bán hay chiếm cứ những vùng đất đai màu mỡ để sản xuất, trồng trọt hay cư trú xen lẫn cùng người Việt trên mọi vùng đất. Tại nơi cư trú, sinh sống mới, họ mang theo văn hóa Trung Hoa hay những tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công sang làm ăn, phát triển. Sự có mặt của họ làm gia tăng dân số và tăng sức phát triển sản xuất. Những yếu tố văn hóa, tinh thần, kỹ thuật sản xuất tiến bộ của người Hoa được người Việt tiếp biến, hội nhập với văn hóa bản địa tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Do hội nhập đời sống Việt, văn hóa Việt, nên người Hoa cũng dần được Việt hóa, hịa đồng với cộng đồng người Việt. Theo thời gian, những thế hệ sau dần trở thành người Việt.
Tư liệu về hệ thống mộ được xây dựng theo kiểu mộ Hán được tìm thấy có mặt trên địa bàn các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Bình Giang, thị xã Kinh Mơn cho thấy có nhiều nhóm gồm nhiều mộ tập trung thành cụm với mật độ khá cao liên quan đến vùng đất người Hoa sinh sống tập trung. Các ngôi mộ nằm dàn trải trên mọi địa bàn cịn cho thấy sự có mặt khá rộng khắp của người Hoa trên địa bàn Hải Dương xưa sống xen kẽ hòa cùng người Việt. Những dấu vết về mộ táng chứng tỏ người Hoa khi sinh sống trên địa bàn Hải Dương có hai phương thức: thành lập những nơi cư trú riêng, lập làng, tổ chức sản xuất và sống hòa lẫn cùng người Việt. Những tư liệu lịch sử ghi chép về dịng họ Vũ tại vùng Chí Linh, Nam Sách, Bình Giang cho biết dịng họ này có nguồn gốc từ người Hoa, sau đó con cháu dần trở thành người Việt.
Sau năm 905, qua những biến động chính trị tại Trung Quốc, Việt Nam, trong đó có vùng đất Hải Dương là nơi nhiều người Hoa lựa chọn làm nơi cư trú của mình mà nổi lên hai làn sóng di cư ồ ạt vào thời nhà Mãn Thanh và khi phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc. Những người Hoa này là nguồn nhân lực cơ học bổ sung cho địa phương. Sau đó, họ dần hịa nhập vào cuộc sống, phong tục, văn hóa Việt và trở thành người Việt gốc Hoa. Hiện nay, người Hoa ở Hải Dương cịn bốn họ: Lã, Hồng, Từ, Lâm. Nếu những người Hoa có mặt trong các giai đoạn lịch sử trước đã dần được Việt hóa thì những người hội nhập
giai đoạn sau cũng dần gia nhập vào đời sống văn hóa tinh thần chung của người Việt, mặc dù họ còn giữ một số phong tục, tập quán riêng như chọn đất làm nhà, cưới xin, ăn hỏi hay tang ma. Ngồi người Việt và sự có mặt của người Hoa, trên địa bàn cịn có người các dân tộc Tày, Cao Lan, Sán Dìu sinh sống trên các vùng núi Chí Linh, Kinh Mơn với những phong tục, tập quán, đời sống kinh tế làm nên văn hóa tộc người riêng. Theo khảo sát bước đầu, các dân tộc này hội nhập vào địa bàn Hải Dương giai đoạn muộn sau này.
2. Kinh tế
Hải Dương là vùng đất có địa hình đa dạng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết hợp núi đồi và đồng bằng rộng rãi màu mỡ, các dịng sơng chằng chịt giàu có sản vật, thuận lợi cho sự sinh sống, phát triển kinh tế, cho nên từ xa xưa con người đã sớm chọn nơi đây là nơi cư trú. Kinh tế trên vùng đất gồm hai hoạt động chính là kinh tế sản xuất và kinh tế khai thác tự nhiên, phục vụ cho nhu cầu đời sống và phát triển của con người. Buổi đầu khi mới định cư tại đây, con người chủ yếu tiến hành kinh tế khai thác tự nhiên: săn bắt các loài thú, hái lượm, thu hoạch các loại hoa quả, rau tự nhiên là các sản vật của rừng như các loại cây ăn quả, cây hương liệu, hái lượm rau quả ở vùng đồng bằng, đánh bắt tôm, cá... tự nhiên trên các dịng sơng. Những di cốt hóa thạch tìm thấy tại Nhẫm Dương cho biết, bên cạnh dấu vết con người cịn xuất hiện những di cốt hóa thạch của các loại thú như: đười ươi (pongidae); khỉ đi dài (cercopithecidae); nhím (hystricidae); gấu ngựa (ursus thibclanus), mèo (felidae), beo (felis sp.); tê giác (phinoceros sinensis); lợn rừng (sus scorfa); lợn nuôi (sus sp.); hươu (cervidae), nai (rusa unicolor), trâu (bubalus bubalis); voi (elephantidae)1. Đây là những con vật được người Nhẫm Dương săn bắn, thuần hóa trong nền kinh tế khai thác tự nhiên. Cùng với săn bắn, hái lượm là một thành phần kinh tế quan trọng, những loại cây, quả, củ như trám, củ mài, các loại hạt ngũ cốc hoang dại, các loại rau rừng tự nhiên được thu hái sử dụng trong cuộc sống. Kinh tế chủ đạo của con người chủ yếu là kinh tế 1. Xem Nguyễn Lân Cường: “Về những hóa thạch quý thời Pleistocene của Nhẫm Dương và di cốt người thời kim khí tìm thấy trong mộ thuyền ở Kiệt Thượng (Hải Dương)”, in trong Kỷ yếu Khảo cổ học Hải Dương thế kỷ XX và những năm đầu thế
sản xuất trồng trọt và chăn nuôi với các nghề nông như: trồng lúa nước, rau, đậu, cây ăn quả, chăn ni thuần hóa các lồi thú.
Nghề sản xuất chính trên vùng đất này là nghề trồng lúa. Với đồng bằng màu mỡ do phù sa các con sông bồi tụ, cây lúa đã trở thành cây nông nghiệp chủ lực, người dân cấy lúa và thu hoạch theo mùa với nhiều giống lúa khác nhau. Theo tài liệu lịch sử ghi chép cho biết, người dân có hai cách khai phá đồng ruộng để trồng lúa, đó là “thủy canh hỏa chủng” và “đao canh hỏa chủng”, đốt nương rẫy trồng lúa hay đạp cỏ bùn nước trồng lúa, với phương châm khai thác và thuận theo tự nhiên làm hướng chủ đạo trong canh tác. Các di tích khảo cổ cho thấy, dấu vết của cây lúa có mặt sớm từ thời kỳ đồ đá mới với dấu tích vỏ trấu trong đồ gốm, hay hạt thóc trong các di tích thời kỳ đồ đồng. Thời kỳ kim khí, cấy trồng lúa đã thành nghề nơng chủ lực, cây lúa được khắc biểu tượng hình ảnh trên trống đồng, hay cảnh sinh hoạt giã gạo khắc tả trên trống đã nói lên điều đó. Theo thời gian, cùng với phương pháp cấy trồng truyền thống, sự tiếp thu của các phương thức sản xuất tiến bộ từ bên ngoài do người Hoa đưa vào về kỹ thuật khai khẩn, làm đất, thủy lợi đã khiến cho nghề trồng lúa nước ngày càng hoàn thiện, tạo nên năng suất cao. Lúa được cấy trồng có nhiều loại giống khác nhau như lúa nếp, lúa tẻ và từ trồng cấy một vụ đã tăng lên hai vụ là vụ mùa và vụ chiêm. Các giống lúa cũng được lựa chọn để phù hợp với các vụ.
Ngồi cây lương thực chính là lúa, trên các vùng đất còn trồng cây hoa màu, đậu các loại, cây ăn quả như cam, chanh, bưởi, nhãn, dứa, dừa, vải, chè... Các loại cây trồng truyền thống sau này được lịch sử ghi lại cho thấy: “Huyện Cẩm Giàng có long nhãn... Huyện Tứ Kỳ có cam đường, bách nhãn, dưa hấu, mía... Huyện Chí Linh có cây chè, bách nhãn, mít, khoai hương...”1, là những loại cây được trồng lâu đời, phục vụ cho đời sống con người. Về mặc, có trồng dâu, ni tằm, trồng bơng, kéo sợi dệt vải, với nhiều loại vải nổi tiếng như vải trắng khổ nhỏ, vải hoa.
Các nghề sản xuất thủ cơng truyền thống như sản xuất gạch ngói xây dựng, khai thác cát, đá xây dựng, sản xuất đồ gốm dân dụng, sản xuất muối, làm mắm, dệt chiếu, dệt cói, làm hương, sản xuất lược, các nghề chế tác kim loại, 1. Trần Công Hiến, Trần Huy Phác: Hải Dương phong vật chí (Nguyễn Thị Lâm giới thiệu và dịch) Nxb. Lao động - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2009, tr.247-249.
khảm trai, đồ gỗ, đồ mỹ nghệ,... “Ở các xã Lỗ Xá, Cẩm Đường huyện Cẩm Giàng, Lơi Trì huyện Đường An (nay thuộc huyện Bình Giang); Ba Đơng, huyện Gia Lộc; Võ La, huyện Thanh Lâm (nay thuộc phường Nam Đồng, thành phố Hải Dương),... có thợ rèn. Xã Lỗi Dương, huyện Tứ Kỳ có nghề làm cưa và bừa. Ở xã Ngạc Đơng, huyện Kim Thành có nghề đúc lưỡi cày bằng gang. Ở xã Châu Khê, huyện Đường An (nay là huyện Bình Giang) có thợ đúc vàng bạc, ở xã La, huyện Tứ Kỳ có thợ làm kim hoàn,... Các xã Hương Giản, Kệ Giản, huyện Đường An (nay là huyện Bình Giang) có thợ làm bát đĩa, xã Lâm Xun, huyện Chí Linh có thợ làm nồi và gạch ngói,... Nghề làm muối thì các xã dân ven biển phần nhiều nấu nước biển thành muối,...”1 đều là những nghề truyền thống lâu đời được duy trì và phát triển phục vụ đời sống cư dân. Ngồi những nghề sản xuất thủ cơng có tính chất làng nghề, để đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng cư dân thì mỗi vùng cịn tự đóng thuyền, bè, ghép mảng, đan lát tre mây, đan lưới được sử dụng thường nhật với chất liệu, kích cỡ phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán của cư dân nơi sinh sống. Theo thống kê, địa bàn Hải Dương có đến gần 40 ngành nghề sản xuất thủ cơng với nhiều loại hàng hóa khác nhau. Nhận xét về nghề thủ cơng của Hải Dương, sách Đại Nam nhất thống chí khẳng định: “công nghệ cũng tinh xảo (như thợ vàng, thợ thiếc, thợ nhuộm, thợ khắc, thợ cân, thợ giày, thợ sơn,...)”2, tập hợp, hình thành nên những làng nghề sản xuất trong lịch sử, nhiều nghề cịn duy trì đến ngày nay, tạo ra nguồn sản phẩm phong phú phục vụ cho đời sống và hình thành nên hệ thống giao thương trong lịch sử.
Ngoài những nghề kinh tế sản xuất, kinh tế khai thác tự nhiên cũng được chú trọng như đánh bắt cá tự nhiên trên các sông hồ, săn bắn, hái lượm rau củ tự nhiên phục vụ cho cuộc sống: “huyện Chí Linh có lươn trắng, cá to,... huyện Thanh Hà có rươi,... huyện Kim Thành có cá tơm,...”3. Ngồi ra, dân ven biển có nghề làm muối, đánh cá, dân miền núi có nghề hái củi, đốt than, săn bắn thú hoang. Đây là những nghề được người dân duy trì theo truyền thống, góp phần quan trọng vào đời sống kinh tế của người Hải Dương.
1, 3. Trần Công Hiến, Trần Huy Phác: Hải Dương phong vật chí, Sđd, tr.251-256, 248-249. 248-249.
Trên vùng đất có địa hình đa dạng, điều kiện tự nhiên phong phú, con người cần cù lao động và sáng tạo, có thể thấy các hoạt động kinh tế trên địa bàn Hải Dương trong lịch sử là hình ảnh thu nhỏ của nền kinh tế dân tộc. Đó là nền kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ đạo, năng động, sáng tạo thích nghi với điều kiện tự nhiên để tạo nên cuộc sống vật chất phong phú và ngày càng phát triển.