- Trần Thế Pháp: Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh, Kiều Phú dịch), Nxb Văn học, Hà Nội, 2001.
4. Thần tích đình làng Phù Tinh, xã Trường Thành, huyện Thanh Hà, Lý lịch di tích
đình làng Phù Tinh, xã Trường Thành, huyện Thanh Hà (nay là xã Thanh Quang, huyện Thanh Hà).
những ghi chép manh nha cho thấy vùng đất này liên quan đến bộ Dương Tuyền và người được thờ xuất thân là Lạc tướng thời Hùng Vương. Từ tư liệu này cho biết có bộ lạc Trâu trong buổi đầu dựng nước trên vùng đất Hải Dương, bên cạnh bộ lạc Dâu không xa cư trú trên vùng đất Thuận Thành (Bắc Ninh) ngày nay. Lịch sử sau này chỉ ghi chép tên 15 bộ buổi đầu dựng nước, đây có thể là những bộ hạt nhân, trung tâm giữ vai trị quan trọng hình thành nên diện mạo lãnh thổ ban đầu, ngồi ra cịn một số bộ khác mà tư liệu thần tích, thần phả sau này phản ánh lại. Những kết quả khảo cổ học về di tích, di vật giai đoạn này cho thấy những trống đồng, biểu tượng của các thủ lĩnh cộng đồng được tìm thấy tại thơn Hữu Chung, xã Hà Thành, huyện Tứ Kỳ; làng Gọp, xã Tiền Tiến1, huyện Thanh Hà; Hoàng Lại, xã An Lương, huyện Thanh Hà hay những thạp đồng, rìu đồng, thố, chậu, gương, bát bằng chất liệu đồng... thể hiện nền kinh tế, văn hóa phát triển trên nhiều lĩnh vực từ thời dựng nước trên vùng đất Hải Dương khá sơi động với nhiều nhóm người cư trú, sinh sống tạo nên sức sống nền tảng ban đầu. Đây là thời kỳ hình thành những trung tâm cư trú tập trung như di tích Thành Dền, thơn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ (nay là thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương) là một trung tâm có mặt sớm trong buổi đầu dựng nước. Khảo sát cho thấy nơi đây trong lịng đất cịn gìn giữ những dấu tích, di vật tiêu biểu như các mảnh gốm thời văn hóa Đơng Sơn của người Việt. Với địa thế đất cao thống nằm ven sơng giữa vùng đồng bằng giao thơng thuận lợi, kinh tế phát triển, vị trí Thành Dền có thể là vùng đất hạt nhân của bộ Dương Tuyền, một hạt nhân kinh tế - văn hóa của người Việt trong lịch sử mà sau này nhà Hán còn tiếp tục kế thừa sử dụng vị trí này xây dựng thành trị sở cai trị người dân mất nước.
Tiếp nối Nhà nước Văn Lang buổi đầu với truyền thuyết 18 đời Vua Hùng là thời kỳ Nhà nước Âu Lạc. Theo ghi chép cho biết: “Cuối thời nhà Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường xưng hiệu là An Dương Vương”2. Thục Phán là con vua Thục Chế hùng cứ nước Nam Cương hợp nhất nước Văn Lang của Hùng Vương mà dựng nước Âu Lạc. Như ghi chép lãnh thổ dân tộc thời kỳ này là sự hợp nhất