Có ý kiến cho rằng: Do điều kiện thuận lợi gắn với giao thông đường biển, Phật giáo sớm có mặt tại Hải Dương vào thế kỷ II, sau đó mới theo đường sông dừng chân tạ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 72 - 78)

III- CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘ

2. Có ý kiến cho rằng: Do điều kiện thuận lợi gắn với giao thông đường biển, Phật giáo sớm có mặt tại Hải Dương vào thế kỷ II, sau đó mới theo đường sông dừng chân tạ

giáo sớm có mặt tại Hải Dương vào thế kỷ II, sau đó mới theo đường sơng dừng chân tại Luy Lâu, trị sở của nhà Hán tại Giao Chỉ (Phạm Quý Mùi, Hội Sử học tỉnh Hải Dương).

Quy mô kiến trúc các chùa khác nhau tùy theo sự phát triển kinh tế của cộng đồng mà xây dựng hay vai trị, vị trí của chùa trong các tơng phái của đạo Phật, nhưng đều cho thấy sự tơn kính tinh thần Phật giáo thấm đậm trong mỗi người dân. Sau này, theo sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo, nhiều ngôi chùa được xây dựng với quy mô lớn trong lịch sử như: chùa Côn Sơn, Sùng Nghiêm, Huyền Thiên, Thanh Mai, Ngũ Đài,... (thành phố Chí Linh); các chùa Vĩnh Khánh, Hương Hải, Phúc Khánh,... (huyện Nam Sách); các chùa Kính Chủ, Hàm Long, Bảo Lâm,... (thị xã Kinh Môn); các chùa Quang Khánh, Cảnh Linh (huyện Kim Thành); các chùa Động Ngọ, Hào Xá, Minh Khánh, chùa Cả,... (huyện Thanh Hà) cùng nhiều ngôi chùa trên khắp các huyện, trong đó có 32 chùa được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Do đó, Phật giáo ln giữ vị thế quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người dân.

Văn Miếu Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng

Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương

Nho giáo là một hệ tư tưởng, nhưng cũng được coi là một đạo (đạo Nho), được du nhập vào địa bàn Hải Dương theo bước chân của người Hán khi

đô hộ nước ta. Với trung tâm trị sở là Luy Lâu, nơi có đền thờ Sĩ Nhiếp, viên quan cai trị tiên phong trong việc truyền bá Nho giáo, sau này được vinh danh là “Nam Giao học tổ”, chữ Hán đã gia nhập có hệ thống vào đời sống văn hóa nước ta từ ngày đó. Trên vùng đất Hải Dương và các vùng đất lân cận đã phát hiện chữ Hán có từ rất sớm như bia: gạch Vũ Xá năm Kiến Hưng thứ 5 (năm 130); bia ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, mặt thứ nhất ghi niên đại Kiến Vũ thứ 2 (năm 314), mặt thứ hai có dịng ghi niên đại Nguyên Gia thứ 27 (năm 450); bia Xá Lợi Tháp Minh ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có niên đại Nhân Thọ nguyên niên (năm 601). Qua đó cho thấy, chữ Hán là công cụ hữu ích trong việc bổ sung, xây dựng nền văn hóa dân tộc, cùng những quy tắc nghi lễ của Nho giáo được du nhập trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người dân lúc bấy giờ. Hệ thống trường học cũng được xây dựng để đào tạo quan lại phục vụ cho chính quyền xuất hiện từ phủ đến huyện. Nhiều gia đình có điều kiện đón thầy về nhà dạy chữ cho con cháu, từ đó tạo nên một nền tảng học tập của người dân. Những chuẩn mực đạo đức, nghi lễ quy định trong Nho giáo phù hợp được người dân tiếp thu, phát huy trong đời sống hình thành nên những quy tắc ứng xử trong xã hội, trong cộng đồng và trong gia đình.

Sự phát triển về học tập và nghi lễ đạo đức phong kiến được hình thành, duy trì tạo nên tầng lớp “sĩ phu chuộng nghĩa giữ tiết” làm nên “phong tục văn nhã” của miền đất Hải Dương trong lịch sử và có nhiều đóng góp vào nền văn hóa dân tộc. Ngồi văn miếu hàng tỉnh, nhiều làng có truyền thống nho học còn dựng văn chỉ thờ các vị nho gia làm nên truyền thống hiếu học của địa phương. Cho đến nay, vai trò của chữ Hán đã lui vào quá khứ, những dư âm ảnh hưởng cịn có mặt khắp nơi trong các di tích lịch sử, trong đời sống tinh thần làm nên văn hóa vùng Xứ Đơng đặc sắc, nơi được coi là vùng “địa linh sinh nhân kiệt”. Tín ngưỡng dân tộc, Phật giáo, Nho giáo dù có nguồn gốc bản địa hay du nhập từ bên ngồi, qua thu nhận, chắt lọc đã giữ vai trị chủ đạo trong đời sống tinh thần, trong các nghi lễ, phong tục, tập quán, góp phần tạo nên văn hóa, bản lĩnh,

phong cách của người Xứ Đơng, của người Hải Dương suốt từ thời kỳ dựng

nước đến trước năm 905.

Nhà thờ giáo xứ Hải Dương, thành phố Hải Dương

Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương

Nằm ở vị trí có hệ thống giao thơng thủy, bộ thuận lợi, nối biển với vùng đất trung tâm đất nước, một vùng đất mở với những chủ nhân quảng giao, sẵn sàng tiếp nhận, giao lưu với các luồng văn hóa từ bên ngồi hội nhập, sau năm 905, Hải Dương cịn là nơi dừng chân của nhiều tơn giáo khác. Sự truyền bá của Thiên Chúa giáo xuất hiện từ thế kỷ XVI của các giáo sĩ theo thương nhân phương Tây đến đây buôn bán đã cuốn hút một bộ phận người dân. Cùng những biến động của lịch sử, cuối thế kỷ XIX, sau năm 1883 khi thực dân Pháp chiếm được Hải Dương lần thứ hai, thiết lập hoàn chỉnh bộ máy cai trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thiên Chúa giáo phát triển. Trên địa bàn Hải Dương hình thành nên các cơ sở Thiên Chúa giáo, các nhà thờ với số lượng giáo dân khá đơng đảo có mặt

khắp nơi trên địa bàn tỉnh, nhiều nhà thờ được xây dựng sớm như nhà thờ Kẻ Sặt, nhà thờ Hải Dương, nhà thờ Mỹ Động1. Ngoài những tơn giáo chính, trên địa bàn Hải Dương cịn xuất hiện các tín đồ của các tơn giáo khác có mặt tại địa phương như Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo, hay đạo Cao Đài, tuy số lượng rất nhỏ nhưng đã tạo nên bức tranh tôn giáo đa sắc màu trên địa bàn tỉnh.

Tóm lại, Hải Dương ngày nay, một vùng đất của Xứ Đông xưa, tuy

vùng đất khơng rộng, nhưng đa dạng địa hình với núi đồi trùng điệp, đồng bằng tương đối rộng phẳng, sơng ngịi chằng chịt, sản vật phong phú. Núi đồi nhiều gỗ quý, lâm thổ sản, lịng đất giàu khống sản, đồng bằng phì nhiêu với nhiều giống cây trồng quý, xanh tốt quanh năm, nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố tự nhiên thuận lợi phục vụ cho cuộc sống. Từ buổi đầu lịch sử, người dân đã chọn vùng đất này tụ cư và ngày càng đông đúc, trở thành một khu vực người đông, vật thịnh trong tổng thể chung của đồng bằng Bắc Bộ, góp phần tạo nên nền văn minh sơng Hồng rực rỡ trong lịch sử dân tộc.

Từ những dấu vết con người sinh sống đầu tiên tìm được tại Nhẫm Dương, đến hệ thống di tích mộ thuyền, mộ thân cây, mộ kiểu Hán có mặt trên mọi địa bàn của Hải Dương đã cho thấy sự có mặt, sinh sống, chiếm lĩnh, khai phá của con người trên vùng đất khá rộng khắp. Bằng sự cần cù, thông minh, con người đã từng bước khai phá đồng bằng, biến nơi đây thành vùng đất trù phú, của cải sung túc. Những hiện vật tiêu biểu như trống đồng, vũ khí đồ đồng, đồ gốm, đồ tùy táng tìm thấy trong các ngơi mộ nhiều thời kỳ đã cho thấy, trước năm 905 đây là vùng đất phát triển đạt nhiều thành tựu trong kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển những giai đoạn lịch sử sau này.

Giữ vị trí chiến lược gắn kết với trung tâm lớn của đất nước, sau những năm tháng dựng xây và vượt qua thăng trầm của lịch sử, bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ, xây dựng nền văn hóa dân tộc, Hải Dương đã trở thành một 1. Xem Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương: Địa chí Hải

vùng văn hiến “địa linh”, đóng góp cho đất nước những “nhân kiệt” làm rạng danh Tổ quốc. Lịch sử Hải Dương là một bộ phận quan trọng của lịch sử dân tộc, những đóng góp của người Hải Dương trong lịch sử và ngày nay đã làm nên một truyền thống yêu nước, một nền văn hóa đặc sắc trên nhiều lĩnh vực mang đậm bản sắc dân tộc.

Chương II

HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)