Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Văn hóa Đơng Sơn ở Việt Nam, Sđd, tr.287.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 138 - 143)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

1. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Văn hóa Đơng Sơn ở Việt Nam, Sđd, tr.287.

Sơn Tinh - Thủy Tinh, Phù Đổng Thiên Vương cho phép hình dung về nghề trồng lúa nước và các loại rau củ, dưa cà của cư dân Đơng Sơn nói chung, cư dân Đơng Sơn ở Hải Dương nói riêng. Sau khi khai thác và chinh phục vùng trũng kề biển ở Xứ Đông, cư dân Đông Sơn đã mang theo truyền thống và kinh nghiệm trồng lúa từ vùng trung du hoặc vùng rìa cao châu thổ xuống vùng trũng. Khai thác tối đa ưu thế về nước và đất màu của châu thổ, người Đông Sơn ở Hải Dương đã sáng tạo ra phương thức trồng lúa nước vùng trũng thấp. Lúa gạo thực sự trở thành nguồn lương thực chủ đạo của cư dân vùng sông nước này.

Cùng với nông nghiệp, hái lượm và săn bắn, chăn nuôi và đánh cá là những nghề phụ hết sức quan trọng của cư dân Đông Sơn sống ở vùng đất Hải Dương hồi bấy giờ. Hái lượm và săn bắn là những hoạt động kinh tế khai thác vẫn tồn tại và có mặt phát triển. Nghề săn bắn, ngoài việc bổ sung thực phẩm cho con người và cung cấp một lượng da, lông cho các nghề thủ công, sừng, xương để chế tạo vũ khí, làm đồ trang sức,... cịn có ý nghĩa trong việc bảo vệ mùa màng. Di tích xương động vật và thành phần động vật ở di chỉ Nhẫm Dương, trong một số mộ thuyền và cảnh săn bắn trên chiếc rìu xéo gót vng (rìu hình hia) ở Nhẫm Dương,... cho biết đối tượng săn bắn của người thuở đó ngồi những thú lớn như lợn rừng, tê giác, hươu, nai, cịn có các lồi thú nhỏ như cầy hương, nhím, chuột,... Lúc này, nghề chăn ni đã gắn bó chặt chẽ với nơng nghiệp nhưng chưa tách thành một ngành kinh tế độc lập. Trang trí trên những chiếc rìu xéo gót vng ở Nhẫm Dương có hình hươu, chim bồ nơng và cảnh một con chó săn hai con hươu, cho biết một số lồi động vật mà người Đông Sơn ở Hải Dương săn bắn và chăn nuôi. Đặc biệt, đến thời kỳ này, chó đã trở thành vật ni thân thiết của con người.

Vùng sông nước Hải Dương xưa lắm cá tơm và các lồi nhuyễn thể. Chúng ta chưa phát hiện được chì lưới, lưỡi câu, nhưng trong những nơi cư trú của người thuộc thời kỳ này đã phát hiện có nhiều xương vật ni và đánh bắt trong môi trường tự nhiên, trên các sông, đầm hồ quanh nơi cư trú. Bãi sò ở Mao Điền (huyện Cẩm Giàng), Đơng Bình (huyện Ninh Giang) là một minh chứng cụ thể.

- Các nghề thủ công:

Trên cơ sở một nền nơng nghiệp ổn định, có năng suất cao đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các nghề thủ công. Đến thời kỳ này, nhiều nghề thủ công

đã thịnh vượng và có mối quan hệ chặt chẽ với nơng nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Những cơng cụ bằng đá như rìu, đục... ít được dùng vì cơng cụ bằng đồng chiếm ưu thế và công cụ bằng sắt đã xuất hiện. Sự suy thoái của nghề làm đồ đá là một tất yếu và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của lịch sử. Nhưng tài chế tác đồ đá của người sinh sống ở địa bàn Xứ Đông vẫn được biểu hiện trong kỹ thuật chế tác đồ trang sức. Chưa phát hiện được đồ trang sức bằng đá ở Hải Dương, nhưng với phát hiện lõi vòng ở Hang Giữa, Núi Cơng, Thung Thóc là những bằng chứng về việc chế tác đồ trang sức bằng đá quý đã hiện hữu ở làng cổ Duy Tân và Kính Chủ,... Nghề luyện kim màu và đen hay nghề đúc đồng, rèn sắt là một thành tựu kỹ thuật đỉnh cao và tiêu biểu nhất trong thủ công nghiệp thời Đông Sơn. Luyện kim đồng đã xuất hiện từ sơ kỳ đến trung kỳ và hậu kỳ thời đại đồng thau. Sang giai đoạn sắt sớm, luyện kim màu kế thừa kỹ thuật từ các giai đoạn trước đó và phát triển tới đỉnh cao, đồng thời xuất hiện luyện kim đen.

Luyện kim màu (đồng thau) là cả một quá trình diễn biến phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, từ việc khai mỏ, đến việc xây dựng lò nấu quặng, pha chế hợp kim, làm khuôn và đúc. Do vậy, yêu cầu người thợ đúc đồng phải có một trình độ kỹ thuật nhất định, khả năng tổ chức khá cao, đồng thời cần am tường các loại công cụ lao động, đồ dùng hằng ngày và các loại vũ khí, đồ trang sức để chế tạo sao cho phù hợp với hình dáng, chức năng và cách thức sử dụng ở các khu vực khác nhau.

Nếu như trong giai đoạn tiền Đông Sơn, hợp kim đồng thau chỉ gồm hai chất liệu cơ bản là đồng và thiếc, thì đến giai đoạn Đơng Sơn, người thợ đúc đồng đã biết pha thêm vào hợp kim đồng thau một lượng chì nhất định. Ngồi ý nghĩa kỹ thuật, việc pha thêm chì cịn nhằm hạ giá thành sản phẩm, vì lúc này, bên cạnh yêu cầu sử dụng, đồng cịn là một hàng hóa trao đổi. Mặt khác, thành phần hợp kim đồng ở giai đoạn này còn do chức năng của cơng cụ, vũ khí quy định. Những loại vũ khí tầm xa như lao, mũi tên... thường phải có một lượng chì hợp lý đủ đảm bảo độ nặng để có thể bay xa và chính xác. Những đồ dùng sinh hoạt địi hỏi lượng chì nhiều hơn vì chì nhiều, độ nóng chảy thấp sẽ dễ dàng tạo được những hoa văn tinh xảo. Những công cụ sản xuất mà chức năng chủ yếu dùng để chặt, cắt thì hàm lượng chì lại thấp, thiếc phải cao hơn. Phân tích thành phần hợp kim của ba loại hiện vật trên cho kết quả rất phù hợp:

Bảng 2.10: Thống kê các loại hiện vật bằng kim loại trong các di tích thuộc

văn hóa Đơng Sơn ở Hải Dương

STT Loại hiện vật Bình (Đồ dùng) Giáo (Vũ khí) Rìu (Cơng cụ) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 Đồng 57 73,3 82,2 2 Thiếc 19,3 13,21 10,92 3 Chì 16,1 5,95 0,6

Sản phẩm của luyện kim màu Đơng Sơn khá đa dạng về loại hình, phong phú về kiểu dáng và đạt đến trình độ cao về thành phần hợp kim và kỹ thuật chế tạo. Trong bộ sưu tập hiện vật bằng đồng thau có nhiều sản phẩm được chế tác tinh xảo đạt trình độ cao như những tác phẩm nghệ thuật mang tính đặc trưng tiêu biểu của thời đại, đó là trống đồng, thạp đồng Đơng Sơn. Do đó, chúng được coi là vật biểu trưng của quyền lực, sự giàu sang, phú quý. Đồng thời với giá trị sử dụng, nhiều đồ đồng còn là vật trao đổi, hiến tặng và được dùng làm đồ tùy táng trong táng tục của cư dân có truyền thống chơn người chết trong mộ thân cây khoét rỗng (mộ thuyền). Chưa phát hiện được di chỉ xưởng luyện kim, đúc đồng Đông Sơn ở Hải Dương, nhưng với việc hiểu biết về đặc tính và tính ưu việt của kim loại cũng như chức năng của từng loại sản phẩm, cư dân cổ sinh sống ở vùng Hải Dương đã sử dụng khá nhiều đồ đồng trong sinh hoạt hằng ngày. Trong các di tích Đơng Sơn ở Hải Dương, đã tìm được nhiều cơng cụ, vũ khí, đồ trang sức... bằng đồng.

Về cơng cụ sản xuất, những chiếc rìu hình chữ nhật, rìu xịe cân, rìu lưỡi xéo gót trịn, gót nhọn, đặc biệt là những chiếc rìu xéo gót vng trang trí hoa văn hình người hóa trang và các lồi động vật được thể hiện ở trạng thái động rất sinh động; những chiếc đục, mai đồng các loại ở các di chỉ Đồi Thông, Duy Tân, Nhẫm Dương và trong các mộ thuyền ở Nghĩa Vũ, Vũ Xá, Đông Quan, Kiệt Thượng; những chiếc giáo, lao, qua, dao găm, mũi tên, tấm che ngực phát hiện được ở Kinh Môn, Đồi Thông, Nhẫm Dương, La Đôi, Nghĩa Vũ, Vũ Xá, Đơng Quan và Kiệt Thượng. Vũ khí phịng ngự là những tấm che ngực được phát hiện ở Nghĩa Vũ, Vũ Xá và Kiệt Thượng có lỗ xâu quai và hoa văn trang trí hình người ngồi chèo thuyền mang đặc trưng của nền văn hóa Đơng Sơn,

gần gũi và thân quen với cư dân vùng sông nước Hải Dương xưa. Những chiếc thạp, thố, chậu, gương, nồi, bát đồng tìm được ở Dược Sơn, Nhẫm Dương, Hồng Lại, La Đơi, Vũ Xá và Kiệt Thượng. Thạp tìm được ở thơn Hồng Lại và Nhẫm Dương đều là thạp khơng nắp, có quai, thân trang trí hoa văn hình học đặc trưng văn hóa Đơng Sơn. Chiếc chậu - trống tìm được ở Dược Sơn được trang trí hoa văn đẹp với các vành hoa văn trên đáy và thân giống với hoa văn trên mặt và thân trống đồng Đông Sơn.

Những trống đồng Đông Sơn (trống loại I Heger) phát hiện được ở Hải Dương thuộc hai nhóm B và C. Trống làng Gọp I, II và trống Hồng Lại thuộc nhóm B, lưng chỗi, chỉ cịn giữ được vành hoa văn tả thực hình chim Lạc bay ngược chiều kim đồng hồ trên mặt trống. Trống đồng Hữu Chung, tiêu biểu cho trống Đơng Sơn nhóm C, lưng thẳng với những hoa văn hình người trang sức lông chim cách điệu, là sự chuyển hóa của nghệ thuật trống Đơng Sơn với sự xuất hiện của những khối tượng cóc ở rìa cạnh mặt trống.

Trống đồng Hữu Chung cũng là chiếc trống đẹp nhất ở Hải Dương. Trống cịn tương đối ngun vẹn, có kích thước: đường kính mặt 82cm, chiều cao 76cm, hoa văn trang trí khá phong phú. Mặt trống ở chính giữa là ngôi sao nổi 12 cánh, xen giữa các cánh là hình lơng cơng xen kẽ với những chữ V lồng nhau. Từ trong ra ngồi, có 9 vành hoa văn. Vành 1 là đường gẫy khúc hình chữ N liên tiếp và lồng nhau. Vành 2 và 8 là vịng trịn đồng tâm có chấm giữa và tiếp tuyến. Vành 3, 7, 9 là hoa văn răng lược. Vành 4 là hình gấp khúc liên tiếp tạo thành những ơ hình quả trám. Vành 5 là hoa văn hình người trang sức lơng chim cách điệu giống hình chim gắn vào đầu người ở lưng trống đồng Quảng Xương (Thanh Hóa). Vành 6 có 2 họa tiết gần giống chiếc trâm cài tóc và những hình quả trám nối tiếp nhau tạo nên, trong mỗi hình có một vịng trịn đồng tâm có chấm giữa. Hai hình trâm chia vành này thành hai phần bằng nhau, mỗi phần có 5 hình chim mỏ dài, đi dài, có mào đang bay ngược chiều kim đồng hồ. Gần rìa trống có 4 khối tượng cóc quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Mình cóc có trang trí hoa văn hình học. Thân trống: phần trên của tang là 4 băng hoa văn; băng 1 và 4 là răng lược; băng 2 và 3 là đường trịn đồng tâm có chấm giữa có tiếp tuyến, phần dưới là băng thứ năm, trang trí 6 chiếc thuyền lớn nhỏ xen kẽ nhau. Thuyền có dáng cong như hình chim, ở đi có bánh lái, đầu thuyền được tạo giống hình đầu chim, có mào, há mỏ, giống hình thuyền trên trống Quảng Xương. Trên thuyền có hình người như

ở mặt trống nhưng cứ từng cặp hai hình chồng lên nhau liên tiếp. Lưng trống có những hoa văn hình học giống như trên tang chia thành những ơ hình chữ nhật, trong các ơ có những hình chim cách điệu, cứ từng tốp 3 con một chồng lên nhau, giống hình chim trên mặt và trên thuyền. Trống có 4 quai trang trí văn thừng tết hình bơng lúa.

Trống Hữu Chung là trống tiêu biểu cho sự chuyển hóa của nghệ thuật trống Đơng Sơn. Lối cách điệu hóa phát triển theo xu hướng “biến hình thể” này là một phong cách biểu hiện độc đáo trong giai đoạn cuối của nghệ thuật trống Đơng Sơn, thuộc trống nhóm C, niên đại từ thế kỷ IV Tr.CN đến thế kỷ I SCN1.

Bên cạnh những trống đẹp như trống Hữu Chung, người cư trú ở Xứ Đông thời đó cịn đúc được nhiều trống đồng khác nữa. Đó là hai trống làng Gọp I và làng Gọp II. Khi phát hiện, hai trống úp vào nhau, trống nhỏ (làng Gọp I) đặt ngửa, trống lớn (làng Gọp II) đặt úp lên trống nhỏ. Cả hai trống đều thuộc loại hình trống Đơng Sơn.

Trống làng Gọp I cịn khá nguyên vẹn, chỉ bị nứt và thủng một mảng ở mặt, đường kính mặt 44,5cm, chiều cao 33,4cm. Trống dáng thấp, tang phình, lưng chỗi, chân ngắn, trang trí hoa văn đơn giản. Trên mặt trống, chính giữa là hình ngơi sao 12 cánh, xen giữa các cánh là những vạch chéo song song. Từ trong ra ngồi có 5 vành hoa văn: vòng tròn đồng tâm, răng cưa và vành trung tâm có 4 con chim mỏ dài, đuôi dài bay ngược chiều kim đồng hồ. Tang trống trang trí bằng đường trịn đồng tâm nằm giữa hai băng hoa văn răng cưa. Lưng trống cũng trang trí những băng hoa văn như trên tang trống, nhưng được bố trí theo chiều thẳng đứng và nằm ngang vng góc với nhau chia thành những ơ hình chữ nhật, trong các ơ khơng có hình trang trí. Trống có 4 quai đơn trang trí văn thừng.

Trống làng Gọp II chỉ còn một mảnh mặt và một mảnh thân, có kích thước xấp xỉ trống Làng Gọp I. Đường kính mặt trống 44 - 45cm. Mặt trống vỡ phần trung tâm nên không biết số cánh sao và những vành hoa văn trên mặt. Phần cịn lại có 3 vành hoa văn, vành 1 và vành 3 là hoa văn răng cưa, đỉnh quay về hai phía, ở giữa là vành rộng có hình chim mỏ dài, đi dài, bay ngược chiều kim đồng hồ, hiện chỉ cịn 1 hình chim, dự đốn trên mặt có 4 hình chim.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 138 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)