Xem Tỉnh ủy Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương: Địa chí Hả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 41 - 53)

I- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Xem Tỉnh ủy Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương: Địa chí Hả

Đất đồng bằng là lớp đất trầm tích dày, cấu trúc bở rời thuộc kỷ Đệ tứ, được hình thành chủ yếu do phù sa hệ thống sơng Thái Bình và một phần phù sa sông Hồng bồi lấp các vùng biển nông tạo nên. Đất phù sa sông Hồng tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng; đất phù sa sơng Thái Bình nghèo lân và kali, được chia làm các loại:

- Đất phù sa được bồi đắp thường xun có diện tích 1.367ha, phân bố ở các khu vực ngồi đê.

- Đất phù sa khơng được bồi đắp thường xun có diện tích 47.600ha, phân bố theo từng khu vực của các huyện Cẩm Giàng, Gia Lộc, Nam Sách, thị xã Kinh Môn.

- Đất phù sa khơng được bồi lấp thường xun trung bình có diện tích 78,114ha, phân bố nơi có địa hình thấp.

- Đất phù sa glây mạnh, có diện tích 3.489ha, phân bố ở một phần thành phố Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện, nơi địa hình trũng, ngập nước quanh năm và úng nặng về mùa hè.

- Đất mặn ít, có diện tích 2.273ha, phân bố ở nơi địa hình thấp như khu Nhị Chiểu (thị xã Kinh Môn), một số xã của các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kim Thành. Đất có độ chua thấp, dinh dưỡng ở mức trung bình.

- Đất phù sa cổ có sản phẩm feralit, diện tích 6.330ha, phân bố chủ yếu ở thị xã Kinh Môn, nơi địa hình cao hơn xung quanh, có sản phẩm feralit bạc màu. Tầng đất canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng nghèo.

Nhóm đất đồi núi dựa theo nguồn gốc hình thành được chia làm hai loại: - Đất đồi núi sản phẩm dốc tụ, diện tích 4.628ha, địa hình khơng bằng phẳng.

- Đất feralit phát triển trên đá mẹ sa thạch, cuội kết, dăm kết, diện tích khoảng 21.684,3ha, phân bố ở vùng đồi núi Chí Linh, tầng đất từ mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới nhẹ và pha cát, khả năng giữ nước kém. Tác động của con người trong quá trình khai thác, sử dụng đất đã làm thay đổi bản chất tự nhiên và hình thái của đất theo hai hướng tích cực và tiêu cực.

Tài nguyên rừng hiện nay của Hải Dương có hơn 8.800ha, bao gồm 1.353,71ha rừng đặc dụng, 7.504,84ha rừng phòng hộ. Rừng tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Mơn với thành phần lồi thực vật đa dạng và phong phú. Riêng địa bàn vùng đất Chí Linh có 3.598ha

đất đồi rừng, trong đó rừng trồng là 1.208ha, rừng tự nhiên là 2.390ha. Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý, ước khoảng 140.000m3, có nhiều loại động, thực vật đặc trưng cung cấp nguồn dược liệu cho y học. Rừng trồng chủ yếu là keo tai tượng, bạch đàn và rừng thơng thuộc khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc. Giai đoạn 2010 - 2020, Hải Dương dự kiến đầu tư gần 414 tỷ đồng để quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 giữ ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 10.189,2ha; tiếp tục đầu tư kinh phí để nâng cao độ che phủ của rừng. Triển khai trồng 1.911ha rừng nguyên liệu, 530ha gỗ sưa; 109ha rừng trên đất chưa có rừng; trồng mới 50ha chè chất lượng cao.

Tài nguyên động, thực vật ở Hải Dương phong phú và đa dạng thích ứng với hệ sinh thái đồi núi và hệ sinh thái đồng bằng mang nét đặc trưng riêng. Theo những ghi chép trong chính sử cho biết: “vùng này có ruộng tốt, nhiều đất trắng mềm, hợp với việc trồng cây thuốc hút, ruộng thì vào hạng thượng thượng. Gỗ có tùng, bách, ngồi ra cịn có các cây hịe, liễu. Nửa lộ thì sản dừa, cau. Ngải Mơn và Dương Áo sản vật có nhiều thứ,... Đồng Lại có cam đường...”1. Sau này khi thống kê thổ sản vùng đất Hải Dương cịn cho biết đây là vùng đất có những cây đặc sản như: cam đường, long nhãn, dứa, dừa, vải hay các loại cây khác như thuốc lào, chè, cây lấy gỗ như tùng, bách hay hòe, liễu2. Kết quả nghiên cứu gần đây cho biết, hệ thực vật tại Hải Dương hiện nay có 528 lồi thực vật bậc cao thuộc 396 chi, 145 họ, gồm 4 ngành: ngành hạt kín (130 họ, 379 chi, 507 lồi), ngành hạt trần (4 họ, 4 chi, 4 lồi), ngành thơng đá (1 họ, 1 chi, 1 loài) và ngành dương xỉ (10 họ, 12 chi, 16 loài). Thực vật làm thuốc có 431 lồi, thuộc 343 chi, 144 họ như: ráy, cà, hoa chuông, cỏ roi, ngựa, dâu tằm, cúc, đậu, thầu dầu, kim ngân, chân chim, chè vắng, củ mài, hà thủ ơ trắng, ba gạc, ba kích, cát sâm, đẳng sâm... Trong đó, có lồi dược liệu có giá trị đặc biệt như họ hoa chng, củ mài, kim ngân... Các loại cây ăn quả và cây có giá trị sử dụng khác như: cây ăn quả, rau xanh, cây làm thức ăn gia súc, cây cho nguyên liệu để uống, cây cho dầu,... rất phong phú và đa dạng.

Với địa hình đa dạng, vùng đất Hải Dương có hệ thống động vật khá phong phú, nhiều giống lồi khác nhau. Mang đặc trưng địa hình miền núi

1. Nguyễn Trãi: Toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tr.219.

ven biển, vùng đồi núi Chí Linh, Kinh Mơn có hệ thống động vật hoang dã mang tính đặc trưng của khu hệ động vật vùng đồng bằng sông Hồng với nhiều loại thú cư trú sinh sống. Theo kết quả điều tra khảo sát cho biết, hiện cịn gặp các lồi thú họ mèo, gấu, ngựa, chuột, khỉ, chồn, cầy, sóc bay, dúi, nhím, dơi, muỗi... Một số lồi có số lượng rất hiếm, trong đó có những lồi như rái cá và sóc bay lớn có tên trong sách đỏ Việt Nam. Khu hệ chim tương đối phong phú và đa dạng, gồm 100 loài thuộc 37 họ, 17 bộ. Có các lồi chim thích nghi với cuộc sống của sơng nước vùng đồng bằng, có các lồi chun sống ở vùng rừng núi cao với 22 loài chim di cư (họ diệc, vịt, ưng, sếu, gà nước, vẹt), 67 các loài định cư (họ vịt, ưng, diệc, cắt, trĩ...). Các loài họ diệc, ưng, sếu, gà nước cho đến nay khi khảo sát cho thấy số lượng còn rất ít, có lồi mất hẳn. Ngồi ra, cịn có một số lồi thuộc diện q hiếm cần được ưu tiên bảo tồn như họ cú mèo, trĩ, chèo bẻo. Bị sát có 41 lồi, thuộc 13 họ, 2 bộ, trong đó có thể xếp thành nhóm quý hiếm như họ tắc kè, kỳ đà, trăn, rắn hổ, nhóm quý hiếm đặc hữu như họ nhông, rắn độc, rùa, ba ba. Lưỡng cư có 21 lồi thuộc 5 họ, 1 bộ. Dựa vào đặc tính sinh học, sinh thái của lồi có thể xếp lưỡng cư thành các nhóm sau: họ ếch, nhái, cóc, nhái bầu.

Đồng bằng Hải Dương được con người khai phá, trồng trọt từ buổi đầu lịch sử tạo nên hệ sinh thái giữ vai trò chủ đạo của vùng đất. Thực vật cây trồng theo điều tra cho biết có khoảng 59 họ với 130 lồi với các nhóm cây trồng khác nhau: nhóm cây lương thực, rau, đậu, nhóm cây ăn quả, nhóm cây cơng nghiệp, nhóm rau gia vị cùng các loại cây có tác dụng làm thuốc, dùng lá để uống, hay các lồi tre, trúc, hoa và cây cảnh. Động vật ni gắn với vùng đất và con người Hải Dương trong lịch sử cho đến nay giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế chủ yếu là các lồi gia súc, gia cầm như trâu, bị, ngựa, gà, vịt cùng các loại cơn trùng có ích phục vụ cho đời sống kinh tế của con người.

Song hành với tài nguyên trên mặt đất, lòng đất Hải Dương ẩn chứa nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng với trữ lượng lớn. Được hình thành bởi kiến tạo của địa chất với địa hình đa dạng từ vùng núi đến đồng bằng, lòng đất Hải Dương đã phát hiện 24 loại hình khống sản bao gồm: than đá, sắt, đồng, thủy ngân, bơxít, phốt pho, than bùn, sét chịu lửa, đơlơmít, keratophia, đá vơi xi măng, sét silíc phụ gia xi măng, sét gạch ngói, cát xây dựng, đá vơi xây dựng, cuội kết thạch anh, thạch anh tinh thể, cuội sỏi, quarzit. Trong đó khống sản trọng tâm là nguồn đất sét để sản xuất gốm sứ và vật liệu xây dựng

với trữ lượng lớn. Kết quả điều tra khảo sát xác định được 91 địa điểm là mỏ và điểm quặng, được chia ra thành bốn nhóm cơ bản: nhóm nguyên liệu; nhóm khống sản kim loại; nhóm khống sản khơng kim loại và khống chất cơng nghiệp; nhóm nước nóng - khống.

- Nhóm nguyên liệu (tài nguyên dự báo 75,14 triệu tấn) chủ yếu là các mỏ than đá được phân bố thành dải kéo dài 15km, rộng từ 3 - 5km từ phường Phả Lại đến Cổ Kênh (phường Văn Đức, thành phố Chí Linh). Đây là hệ thống mỏ than kéo dài từ vùng đông bắc (Quảng Ninh) với trữ lượng dự báo ở Phả Lại là 13 triệu tấn quặng, xóm Lý là 50 triệu tấn, Cổ Kênh là 12,142 triệu tấn. Các mỏ than phân bố ở thành phố Chí Linh có quy mơ nhỏ, nhiệt lượng thấp, chỉ có giá trị phục vụ cơng nghiệp địa phương.

- Nhóm khống sản kim loại gồm bốn loại nguyên liệu: sắt, đồng, thủy ngân và bơxít. Quặng sắt mới chỉ xác định biểu hiện quặng, chưa rõ triển vọng loại khoáng sản này. Khống sản sắt dưới dạng limơnít, hêmatít, có nguồn gốc nhiệt dịch, phong hóa và sườn tích bao gồm 5 điểm quặng phân bố chủ yếu ở phía bắc thị xã Kinh Mơn gồm: Bắc Nội, núi Ơng Sư, Trại Nẻ, Thung Sanh, Lỗ Sơn. Quặng đồng được tìm thấy phân bố ở Hạ Chiểu, thuộc phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn. Quặng đồng biểu hiện dưới dạng khoáng vật malachite màu xám xanh, xám cổ vịt, dạng vết bám mỏng nằm trên bề mặt hoặc khe nứt của đá vây quanh. Thủy ngân có một điểm duy nhất phân bố ở khu núi Đền Thờ, núi Hòn Phướn, núi Đá Chồng thuộc làng Trại Gạo, xã Bắc An, thành phố Chí Linh, tiềm năng dự báo khoảng 1.100 tấn, thuộc quy mô nhỏ. Mỏ thủy ngân này được phát hiện và tìm kiếm năm 1976. Quặng hóa thủy ngân chủ yếu phân bố dọc theo các hệ thống đứt gãy nhỏ, trong đá trầm tích hệ tầng sơng Hiến. Đã xác định vành phân tán với hàm lượng xinoba đạt từ 5 - 15 hạt/10dm3. Trên cơ sở vành phân tán đã phát hiện vùng Trại Gạo có ba dải khống hóa thủy ngân, tiềm năng dự báo 1.100 tấn xinoba.

Quặng bơxít trên địa bàn Hải Dương hiện nay mới tìm thấy mỏ bơxít Lỗ Sơn phân bố trên bề mặt bào mịn của đá vơi có tuổi kỷ Devon thuộc hệ tầng Lỗ Sơn (D2ls). Mỏ nằm cách thị xã Kinh Mơn về phía bắc 4km, thuộc khu dân cư Lỗ Sơn, phường Phú Thứ, huyện Kinh Mơn, diện tích phân bố khá rộng, đến 40.000m2. Trữ lượng thăm dò đạt 129,865 tấn. Mỏ được phát hiện trước năm 1945, hiện đang được khai thác. Mỏ bơxít bao gồm 9 vành phân tán quặng lăn và 1 thân quặng gốc, được phân bố ở các khu vực sau: Khu vực Lỗ Sơn gồm

3 vành phân tán quặng lăn. Khu vực Thung Sanh có 1 vành phân tán quặng lăn. Khu vực núi Yên Ngựa có 1 vành phân tán và 1 thân quặng gốc. Khu vực Áng Bát, Áng Nại, Áng Dầu, Tử Lạc, mỗi khu đều có 1 vành phân tán quặng lăn.

- Nhóm khống sản khơng kim loại và khống chất cơng nghiệp có số lượng khá phong phú, đa dạng với nhiều loại khống sản khác nhau. Nhóm khống sản này được phân ra làm ba đối tượng sử dụng: nguyên liệu cho sản xuất phân bón; nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; nguyên liệu sản xuất gốm sứ, thủy tinh, kỹ thuật khác.

+ Nguyên liệu phân bón: Chủ yếu là phốt pho và than bùn, quặng phốt pho nằm trong hang động chứa đá vôi tuổi kỷ Devon, chủ yếu ở hang Đồn có thân quặng dạng ổ, kéo dài hàng trăm mét, bề dày 3 ITL. Quặng ở hang núi Voi có chiều dài 5m, dày 1,8m, đều thuộc khu dân cư Lỗ Sơn, phường Phú Thứ, thị xã Kinh Mơn. Quặng phốt pho khí chưa phong hóa khá cứng, rắn chắc, màu nâu đất, khi phong hóa thành dạng đất có màu nâu xỉn. Lớp quặng nằm ngang hoặc hơi nghiêng về phía nam, hiện được khai thác sản xuất làm phân bón phục vụ phát triển sản xuất nơng nghiệp. Than bùn có nguồn gốc hình thành từ trầm tích sơng, đầm lầy tìm thấy ở Đại Bộ, xã Bắc An, thành phố Chí Linh và Hiệp An, thị xã Kinh Mơn. Mỏ quặng Đại Bộ được tìm kiếm sơ bộ năm 1996, phân bố trên diện tích khoảng 1km2 trong trầm tích Đệ tứ có nguồn gốc sông, đầm lầy thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc (Qi3vp). Các lớp than bùn có chiều dài trên 1km, theo phương á vĩ tuyến (90o - 270o) chiều rộng khoảng 500 - 900m, chiều dày từ 0,5 - 1,0m.

+ Khoáng sản phục vụ cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng đã tìm thấy và từng bước được khai thác với 90 mỏ và điểm quặng, trong đó có 60 mỏ và điểm quặng của nhiều loại khống sản vật liệu xây dựng có giá trị. Đặc trưng cho loại khống sản này gồm: đá vơi, xi măng, cát đen xây dựng, cuội sỏi.

Đá vơi phục vụ cho sản xuất xi măng có ở nhiều nơi thuộc thị xã Kinh Môn, trữ lượng đạt 104 triệu tấn. Đá vôi xi măng có mặt các đá trầm tích cácbonát, phân bố trong các địa tầng có tuổi khác nhau, hệ tầng Yên Phụ, hệ tầng Lỗ Sơn và hệ tầng Hạ Long với 4 mỏ đá vôi xi măng: Nguyên Linh, Lỗ Sơn, Hoàng Thạch (núi Han) và Vạn Chánh. Đá vơi xi măng có đặc điểm chung phân bố thành dải kéo dài 5.000m, rộng 500 - 800m ở mỏ Hồng Thạch (núi Han), cịn các mỏ khác thường nằm thành đồi độc lập xung quanh bao bọc

bởi trầm tích kỷ Đệ tứ. Trữ lượng đá vơi xi măng vùng Kinh Môn đạt 103,79 triệu mét khối. Đá sét, đá phiến silíc xi măng phân bố nhiều nơi ở vùng Chí Linh và Kinh Mơn. Đặc biệt, vùng Kinh Môn đã đánh giá được 7 mỏ: Hạ Chiểu, Thượng Chiểu, Hoàng Thạch, núi Thần, Duyên Linh, Đức Sơn và núi Lim. Các mỏ sét, đá phiến silíc làm phụ gia xi măng đều có nguồn gốc trầm tích, phân bố trong hệ tầng Yên Phụ (mỏ Hoàng Thạch, Đức Sơn, núi Lim). Trữ lượng mỏ Hạ Chiểu, Thượng Chiểu, Hoàng Thạch đạt 74,4 triệu tấn. Tiềm năng dự báo mỏ núi Thần, Duyên Linh, Đức Sơn, núi Lim khoảng 15,54 triệu mét khối. Tổng trữ lượng đạt 89,94 triệu mét khối. Quy mô các mỏ ở đây từ trữ lượng trung bình đến lớn. Mỏ đá sét, đá phiến silíc phân bố ở vùng Kinh Mơn, có triển vọng lớn, đáp ứng yêu cầu làm phụ gia xi măng tại chỗ. Trong những mỏ sét xi măng nêu trên, điển hình là mỏ Hồng Thạch. Mỏ sét silíc xi măng Hồng Thạch phân bố ở thơn Hồng Thạch (nay là khu dân cư Bích Nhơi 2, phường Minh Tân) cách thị xã Kinh Mơn 5,5km về phía đơng bắc. Khu mỏ bao gồm các đá sét, đá phiến silíc xen cát kết thuộc hệ tầng Yên Phụ.

Nguồn khoáng sản đất sét phục vụ cho sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh Hải Dương có ở nhiều nơi, qua điều tra, tìm kiếm, thăm dị cho biết có 21 mỏ với quy mơ từ nhỏ đến lớn cho tổng trữ lượng đạt 54,66 triệu mét khối, đáp ứng yêu cầu sản xuất gạch nung. Sét sản xuất gạch ngói trong vùng có hai loại, nguồn gốc từ phong hóa tái lắng đọng và trầm tích sơng có phân bố ở vùng gị, đồi thấp và rìa ven đồng bằng trước núi vùng Chí Linh. Loại sét này gồm ba mỏ: Bến Tắm, Đại Tân, Hồng Tiến đều thuộc thành phố Chí Linh. Loại sét gạch ngói có nguồn gốc sơng bao gồm 18 mỏ: Tây Bến Triều, Bến Triều, núi Canh, Đồng Lạc, Cộng Hòa, Thượng Vũ, Thái Tân, Thượng Đạt, Trắc Châu, Việt Hồ, Đồng Niên, Kim Đính, Đại Đồng, Phượng Hồng, Tứ Xuyên, An Vực, Vĩnh Lập, Tiền Phong. Diện phân bố các lớp sét thường có chiều dài từ 1.000 - 4.000m, chiều rộng từ 100 - 1.500m, bề dày khơng ổn định từ 4 - 10m. Sét có chất lượng tốt, mềm dẻo, màu xám, màu nâu nhạt, loang lổ sặc sỡ. Hàm lượng ơxít silíc thường đạt 65,9 - 69,8%. Quy mơ mỏ trung đến lớn, đáp ứng yêu cầu cơng nghệ sản xuất gạch ngói. Sét trầm tích

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)