Xem Nguyễn Lân Cường: “Kết quả khai quật hang Tĩnh Niệm (Kinh Môn Hải Dương)”, in trong Đến với vùng văn hóa Kinh Môn, Sđd.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 107 - 112)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

2. Xem Nguyễn Lân Cường: “Kết quả khai quật hang Tĩnh Niệm (Kinh Môn Hải Dương)”, in trong Đến với vùng văn hóa Kinh Môn, Sđd.

của văn hóa Đơng Sơn ở Hải Dương có thể theo nhiều tuyến khá đa dạng và phong phú, nhưng cuối cùng đều hội tụ ở đỉnh cao với sự phát hiện hiện vật tiêu biểu và đặc trưng như: trống đồng Hữu Chung, trống đồng và thạp đồng Làng Gọp I, II, trống đồng Hoàng Lại. Thị xã Kinh Môn với phát hiện 3 di chỉ cư trú (Đồi Thông, Duy Tân, Nhẫm Dương) và 6 mộ thuyền được coi là địa phương đứng đầu Hải Dương về các di tích văn hóa Đơng Sơn được phát hiện và nghiên cứu.

Trong không gian rộng hơn của Xứ Đơng, khảo cổ học cịn phát hiện được nhiều di chỉ cư trú, di tích mộ táng, sưu tập hiện vật ở huyện Thủy Nguyên, Tiên Lãng và trống đồng Mỹ Khánh ở quận Kiến An (Hải Phòng). Các địa điểm thuộc văn hóa Đơng Sơn được phát hiện nhiều ở huyện Thủy Nguyên, với 2 di chỉ cư trú là Hang Ơn và Núi Tỏi; 7 mộ thuyền ở Trại Sơn (2 mộ), Thủy Sơn (2 mộ), An Sơn, Trung Hà, Cửa Vua, đặc biệt là mộ Việt Khê kích thước lớn, có trên 100 đồ đồng, đồ gỗ, đồ sơn và đồ đá. Ở huyện Tiên Lãng với mộ thuyền Quyết Tiến và đặc biệt là phát hiện trống đồng loại II Heger ở chùa Mỹ Khánh. Trống đồng loại II Heger cịn gọi là trống Mường, vì phát hiện được nhiều ở khu vực cư trú của người Mường, nhiều nhất ở Hịa Bình. Điều đó cho thấy người Đơng Sơn Xứ Đơng có sự giao lưu văn hóa khá rộng rãi.

+ Di tích mộ thuyền:

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tài liệu khảo sát cho biết vào buổi đầu thời Đông Sơn, người Việt cổ đã định cư và hình thành 7 làng cổ quanh vùng bán sơn địa phía bắc tỉnh mà dấu vết cịn để lại ở Chí Linh (2 làng: Dược Sơn, Hàm Ếch), Kinh Môn (3 làng: Đồi Thông, Duy Tân, Nhẫm Dương), Kim Thành (làng Lương Xá) và Ninh Giang (làng Bồ Dương). Sống ở vùng đất thấp, người Đơng Sơn ở Hải Dương đã có phương thức ứng phó thích hợp với điều kiện tự nhiên. Họ đã tìm ra nguồn ngun liệu thích hợp có sẵn trong vùng và sáng tạo phương thức chế tạo và cách thức sử dụng vừa thích ứng, vừa tiện lợi và phù hợp. Đó là ngun liệu gỗ và các cơng cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt và táng thức mộ thuyền (mộ thân cây khoét rỗng). Cho đến nay, ở Hải Dương đã phát hiện được 8 khu mộ thuyền với tổng số 20 mộ đã được khai quật và nghiên cứu. Theo thời gian phát hiện và khai quật, mộ La Đôi được phát hiện vào năm 1961, mộ Nghĩa Vũ (năm 1962), mộ Tử Lạc, An Lưu (năm 1971), mộ Kính Chủ (năm 1982), mộ Vũ Xá (năm 1986), mộ Đông Quan (năm 1997), mộ Kinh Môn (năm 2010), mộ Kiệt Thượng, Ngọc Cục (năm 2001), mộ Lương Xá

(năm 2013). Theo địa giới hành chính hiện nay, mộ thuyền đã được phát hiện ở 8 huyện, thị, thành trong tổng số 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương. Cụ thể như sau: thị xã Kinh Môn phát hiện 6 mộ (Nghĩa Vũ, Tử Lạc, Vũ Xá, An Lưu, Kinh Mơn, Kính Chủ), huyện Nam Sách phát hiện 5 mộ trong khu La Đôi (M1 và M5), thành phố Chí Linh phát hiện 2 mộ trong khu Kiệt Thượng (I và II), huyện Gia Lộc phát hiện 1 mộ (Đông Quan) và huyện Kim Thành phát hiện 1 mộ (Lương Xá). Nếu sự kiện phát hiện trống đồng Hữu Chung là mốc đánh dấu mở đầu cho hoạt động khảo cổ học ở Hải Dương, thì phát hiện mộ thuyền La Đôi (năm 1961) cũng là mở đầu cho việc phát hiện, khai quật, nghiên cứu mộ thuyền ở tỉnh Hải Dương. Các mộ thuyền đều có quan tài cơ bản giống nhau, được làm từ thân cây khoét lõm, những khác biệt giữa chúng chỉ là chi tiết. Hiện vật tùy táng rất khác nhau, phản ánh địa vị, thân phận khác nhau trong xã hội, cũng có thể do nghề nghiệp quy định.

Trong những mộ thuyền đã được khai quật và nghiên cứu ở thị xã Kinh Mơn, có hai hiện tượng khá đặc biệt: mộ chơn theo hiện vật hồn tồn bằng tre, gỗ, các chất hữu cơ và đồ gốm (mộ Tử Lạc) và mộ chơn theo hiện vật có đủ các chất liệu đá, đồng, tre gỗ, xương sừng (mộ Vũ Xá và Đông Quan).

Hai mộ thuyền Tử Lạc (phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn) được phát hiện trên gò đất cao, mang tên là Ngòi Hang, cách mộ Nghĩa Vũ cùng thị xã khoảng 6km. Mộ chôn sâu 1 - 1,2m so với mặt đất xung quanh. Mộ M1 còn nguyên vẹn, đầu to được ghép bằng một miếng ván, khơng có tai, đầu nhỏ được chừa lại khi kht lịng, có 2 tai. Mộ được đặt trên 3 khúc gỗ lớn. Mộ M2 quan tài như M1, 2 đầu được đóng 2 cọc để ghìm quan tài khi chôn. Quan tài được đặt trên 3 con kê bằng tre. Cả hai mộ cùng đặt theo hướng bắc - nam. Hiện vật thu được có 1 khúc xương và 6 hiện vật (1 mẩu gỗ sơn, 1 đoạn gỗ có dấu cói đan và dấu vải, 1 mảnh tre và 1 mảnh gốm có trang trí hoa văn). Mộ Tử Lạc được xác định niên đại khoảng đầu Công nguyên.

Mộ Vũ Xá (xã Thượng Vũ, thị xã Kinh Môn) được phát hiện năm 1986, ở độ sâu 2m so với mặt vườn, cách đê sông Kinh Thầy 50m. Quan tài bằng thân cây khoét rỗng được chia thành 3 khoang. Khoang thứ nhất đặt 1 thố đồng, khoang thứ hai để 1 đồ gỗ sơn then, khoang thứ ba đặt thi hài là một người cao to, xương cốt cịn tốt, có dấu vải cói, chứng tỏ người chết được liệm bằng vải và cói. Hiện vật tùy táng bằng đồng gồm: 2 dao găm, 3 rìu xéo, một số mảnh thố nhỏ, 1 tấm che ngực hình vng, 1 tấm che ngực hình chữ nhật, trang trí dày

đặc hoa văn phong cách Đơng Sơn. Ngồi ra, có 1 khun tai bằng đá, 1 nõ tẩu thuốc bằng sừng. Căn cứ vào hình thức mai táng và di vật thu được, mộ Vũ Xá có niên đại vào đầu Cơng nguyên, tương đương với 3 mộ La Đôi.

Mộ Đông Quan, xã Tân Hưng, huyện Gia Lộc (nay thuộc phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương) được phát hiện ở độ sâu 1,2m, quan tài còn khá nguyên vẹn, đặt theo hướng đông - tây. Mộ được kê bằng vài bạnh gỗ đặt ngang, trên một mành tre. Quan tài có tiết diện hình bầu dục, tấm thiên và tấm địa có 4 mộng khớp nhau. Xương cốt bị mục nát, hiện vật bao gồm: 15 đồ đồng (12 giáo, 1 thố minh khí, 2 mảnh đồng có lỗ giống rìu); 7 đồ gỗ (4 nhĩ bôi, 2 đĩa, 1 mái chèo); 1 đồ đựng bằng vỏ quả bầu và một số di vật khác khơng xác định được loại hình; 26 đồ gốm (2 vò, 6 âu, 11 nồi, 7 bát). Căn cứ vào hình thức quan tài và hiện vật thu được có thể xếp mộ Đơng Quan có niên đại khoảng đầu Cơng ngun.

Huyện Nam Sách ở phía đơng bắc và cách thành phố Hải Dương 3km, phát hiện khu mộ thuyền La Đôi. Khu mộ được phát hiện và khai quật ở ba thời điểm khác nhau: mộ M1 (năm 1961), mộ M2 (năm 1964) và 3 mộ M3, M4, M5 (năm 1986), tổng số là 5 di tích.

Mộ M1 và M2 đều có quan tài là thân cây kht vũm hình lịng máng, hai đầu đẽo vát, có tai. Xương cốt trong mộ M1 cịn khá ngun vẹn, được cuốn trong 1 tấm cói mỏng. Hiện vật chơn theo bị thất lạc nhiều, chỉ cịn lại 1 bơi chèo, 1 vò gốm nhỏ nguyên vẹn. Mộ M2, xương cốt bị mục nát, hiện vật chôn theo nhiều hơn, bao gồm: 21 đồ gốm (vò, bát, âu, nồi), 7 đồ đồng (6 giáo, 1 chuông), đồ tre và đồ gỗ có: bơi chèo, cán giáo, phên nứa, roi tre, cói đan, dấu vải, dấu thực vật. Trong 3 mộ phát hiện năm 1986, chỉ có mộ M3 cịn ngun vẹn. Hiện vật tùy táng gồm: 4 đồ đồng (1 dao găm, 1 giáo, 1 muôi nhỏ, 1 hiện vật hình lá lúa sắc nhọn), 1 răng nanh lợn lòi khoan 2 lỗ ở giữa, 1 mái chèo gỗ sơn đỏ và một số đồ gỗ sơn khác. Hai mộ còn lại (M4, M5) bị phá hủy nhiều, xương mủn nát. Hiện vật chơn theo chỉ có ở mộ M5: có 2 nhĩ bơi, 4 nồi và bát gốm thơ, trong đó có 1 nồi trang trí văn chải.

Thành phố Chí Linh nằm ở phía đơng bắc và cách thành phố Hải Dương 40km, có địa hình đa dạng núi đồi xen lẫn đồng bằng cùng hệ thống sông suối phong phú. Tại đây, đã phát hiện được cả di chỉ cư trú và di tích mộ thuyền Đông Sơn. Năm 1967, tại chân núi Dược Sơn, xã Hưng Đạo, đã phát hiện một di chỉ văn hóa Đơng Sơn với những hiện vật đồ đồng khá nổi tiếng, như: trống - chậu và chuông voi. Năm 2001, phát hiện 2 ngôi mộ thuyền ở

Kiệt Thượng. Mộ Kiệt Thượng I cịn khá ngun vẹn, di cốt người đàn ơng còn khá tốt, to lớn, răng trắng còn đủ và đặc biệt là cùng với xương người cịn có 2 xương vè lợn. Hiện vật tùy táng, đồ đồng gồm: một số mũi tên, 4 lao, 2 giáo, 1 rìu (tất cả đều cịn cán), 1 bát, 1 tấm che ngực vuông, 1 thố, 1 hiện vật giống như nồi đồng (cịn được gọi là “di”) có máng rót, 3 quai trịn. Đồ sắt có 1 kiếm sắt có cán gỗ đã gãy. Đồ gỗ và hữu cơ có: 1 cánh nỏ hồn chỉnh, dài 1m; 1 mi làm từ vỏ quả bầu; 1 ghế gỗ; 1 ống tre làm đồ đựng; 20 hạt vải chua (vải tu hú); nhiều tấm đan bằng lá gồi để liệm và bọc đồ tùy táng; và một số mảnh vải thơ như đã tìm thấy ở mộ Châu Can (huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội). Nghiên cứu các hiện vật thu được và hình thức mai táng, bước đầu có thể xác định mộ Kiệt Thượng I có niên đại khoảng thế kỷ I SCN. Chủ nhân ngôi mộ là một võ tướng đã trung tuổi. Từ những hạt vải nguyên là những quả vải chín là vật tùy táng có thể suy đốn rằng, võ tướng chết vào mùa vải chín, nghĩa là vào khoảng tháng Ba, Tư âm lịch.

Mộ Kiệt Thượng II cách mộ Kiệt Thượng I khoảng 1,5m về phía bắc. Mộ khơng cịn ngun vẹn, bên sườn phía nam quan tài có một lỗ đường kính 28cm. Đầu mộ đặt hướng đơng, tấm thiên và tấm địa có 4 tai được chốt bằng một chốt gỗ, 5 lỗ ở giữa và đuôi để buộc tấm thiên với tấm địa, 4 lỗ để chèn thanh gỗ trong lòng quan tài chống biến dạng, dùng sơn ta để kết dính các bộ phận. Ngồi ra, trên mặt tấm thiên có một số gỗ tấm nhằm bảo vệ quan tài. Di cốt là người đàn ơng khoảng ngồi 50 tuổi, răng khơng đủ, hộp sọ khơng hồn chỉnh, xương chi chỉ còn vài đoạn. Cùng với xương người cịn có xương chân lợn và một số xương sườn của chó. Hiện vật bằng gỗ khá nhiều, nhất là cán giáo, có loại được quấn dây mây, đầu nhọn. Những hiện vật bằng gỗ hoặc gỗ sơn còn lành hoặc gắn chắp được gồm: 1 đĩa, 2 khay hình chữ nhật, 1 nhĩ bơi lịng sơn màu huyết dụ, ngồi sơn đen, 1 vời/cuốc gỗ, 1 chuôi gỗ hình con dao, 1 mi làm từ vỏ quả bầu. Đồ đồng chỉ cịn một chi tiết trang trí của một hiện vật lớn. Đồ gốm có 1 bát chiết yêu, trang trí văn khắc vạch kiểu nan rá, thơ, khơng men. Ngồi ra, cịn một số ít hiện vật bằng tre gãy vỡ nhỏ. Quan tài và hiện vật chôn theo mộ Kiệt Thượng II tương tự như mộ Kiệt Thượng I, nên có niên đại cùng với mộ Kiệt Thượng I, khoảng thế kỷ I SCN. Qua hai mộ cổ ở Kiệt Thượng, chúng ta có thể biết về phong tục tập quán, kỹ thuật và mỹ thuật đúc đồng, chế tác đồ gỗ, đồ sơn, đồ dệt, đồ đan ở giai đoạn này đã đạt trình độ khá cao. Loại mộ quan tài thân cây khoét rỗng (mộ thuyền) có nhiều đồ tùy táng đã được phát hiện nhiều trên đất Hải Dương và

Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội), nhưng mộ Kiệt Thượng I và II có nhiều hiện vật độc đáo, có giá trị đặc biệt về kỹ nghệ đúc, gia công đồ đồng và một số nghề thủ công khác của cư dân Đông Sơn ở đầu Công nguyên1.

Gia Lộc là huyện cửa ngõ phía nam của tỉnh Hải Dương, tại đây phát hiện mộ thuyền Đông Quan (nay thuộc phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương) và mộ quách gỗ (xã Gia Lương) cùng với các loại văn bia, thần phả, tộc phả... Mộ Đông Quan phát hiện năm 1997, tại khu vực Đồng Mả, cách thành phố Hải Dương 7km về phía nam. Quan tài cịn ngun vẹn, mặt cắt ngang quan tài hình bầu dục, mặt tấm thiên và tấm địa có mộng khớp và có 4 tai. Xương cốt đã mục nát, đồ tùy táng gồm: 26 đồ gốm (2 vò, 6 âu, 11 nồi và 7 bát), 12 giáo đồng (một số còn cán), 1 thố đồng nhỏ, 2 mảnh đồng có lỗ và một số gỉ đồng có hình thù như một rìu. Đồ gỗ có 4 nhĩ bơi, 2 đĩa, 1 mái chèo, 1 đồ đựng bằng vỏ bầu và một số di vật không xác định được. Đáng lưu ý là trong một âu đã tìm được 12 hạt trám. Mộ đã được chuyển về Bảo tàng tỉnh Hải Dương để phục nguyên, bảo quản và nghiên cứu. Căn cứ hình thức quan tài và hiện vật thu được cho thấy, mộ Đơng Quan có niên đại khoảng đầu Cơng ngun2.

Trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, cịn lưu giữ những chứng tích hoạt động của biển với lớp vỏ sò dày, nằm sâu dưới lịng đất Mao Điền. Đến giai đoạn văn hóa Đơng Sơn, đã phát hiện được 2 di tích mộ thuyền tại thơn Đôn Lương và 1 mộ đất ở thôn Văn Xá3 đều thuộc xã Cẩm Đông4. Hai ngôi mộ thuyền thôn Đôn

Lương được phát hiện chôn kề nhau ở độ sâu 1,06m so với mặt ruộng. Một ngôi mộ đã mục nát khơng thể khai quật được. Ngơi mộ cịn lại có chiều dài 1,17m 1. Xem Nguyễn Khắc Minh, Tăng Bá Hồnh, Đặng Đình Thể: “Báo cáo khảo cổ học mộ Kiệt Thượng I và II”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr.223-228.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)