Trần Công Hiến, Trần Huy Phác: Hải Dương phong vật chí, Sđd, tr

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 69 - 72)

III- CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘ

1. Trần Công Hiến, Trần Huy Phác: Hải Dương phong vật chí, Sđd, tr

Những thiên thần được thờ là ảnh xạ những hiện tượng tự nhiên chi phối đến đời sống tinh thần của người dân như: Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương hay những vị thần giúp dân chống lũ lụt khai phá đồng bằng. Những nhân thần được thờ là những người có cơng với dân tộc, làng xã trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm cứu nước, những tướng lĩnh “sinh vi tướng, tử vi thần” được người dân ngợi ca “sinh vi danh tướng, hóa tắc thần linh” như Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão...; hay những người có cơng xây dựng q hương trù phú, danh gia như các vị tổ nghề, danh sư nổi tiếng.

Đền Tống Thượng thờ Nguyễn Nguyên Chân và Tống Phả Công, xã Quang Trung, thị xã Kinh Môn

Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương

Đình là nơi thờ các vị thần làm thành hồng. Mỗi làng thường có một ngơi đình, được xây dựng với quy mô lớn nhất trong kiến trúc cộng đồng cư trú, trên vùng đất thiêng được dân làng lựa chọn cẩn thận. Được coi là biểu tượng tiêu biểu cho mỗi làng, mỗi ngơi đình khơng những đồ sộ về quy mơ mà cịn là đỉnh cao trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của mỗi làng. Dù xuất hiện muộn trong tiến trình kiến trúc dân tộc nhưng hầu hết các đình là nơi gìn giữ

phong tục, tập quán văn hóa của làng quê được thể hiện qua những nghi lễ dâng lên thần, những sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trình diễn lễ xướng, nghề thủ cơng, trị chơi dân gian làm nên bản sắc văn hóa của mỗi làng.

Đình Quỳnh Gơi thờ Cao Sơn Đại vương, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ

Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương

Cùng với tục thờ cúng tổ tiên, thờ tổ nghề nhằm tưởng nhớ công ơn người đã sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau cũng được duy trì, hình thành nên tập qn tín ngưỡng lâu đời mang đậm bản sắc của người Việt nói chung và người Hải Dương nói riêng. Những tín ngưỡng truyền thống này cịn được duy trì, phát huy cho đến ngày nay.

Bên cạnh những tín ngưỡng truyền thống bản địa do người Việt xây dựng tạo nền tảng văn hóa trong đời sống tinh thần của cộng đồng, những tơn giáo, tư tưởng học thuyết bên ngồi đưa vào cũng được người dân tiếp nhận và Việt hóa, làm giàu thêm đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Phật giáo ra đời từ Ấn Độ theo con đường giao thương sớm có mặt tại Luy Lâu (Bắc Ninh) từ những thế kỷ đầu Cơng ngun hình thành nên một trung tâm

Phật giáo sớm ở Đơng Nam Á1. Với vị trí nằm khơng xa Luy Lâu, thuận lợi về giao thông thủy bộ, liên thông về kinh tế, trên con đường hướng ra biển, lại có địa hình đa dạng, Hải Dương sớm tiếp nhận giáo lý nhà Phật trong đời sống tinh thần của mình. Theo thời gian, tinh thần Phật giáo lan tỏa, Hải Dương trở thành vùng đất nuôi dưỡng và là chiếc nôi của nhiều trung tâm Phật giáo theo suốt chiều dài lịch sử2. Từ nền tảng ban đầu được xây dựng những thế kỷ đầu Công nguyên đã làm điểm tựa cho các giai đoạn lịch sử tiếp sau, nhiều tông phái Phật giáo lớn đã dương danh trên vùng đất như Thiền phái Trúc Lâm với trung tâm là Côn Sơn. “Đất vua chùa làng”, mỗi làng trên địa bàn Hải Dương hầu như đều có những ngơi chùa thờ Phật.

Chùa Cơn Sơn, phường Cộng Hịa, thành phố Chí Linh

Nguồn: Ban Quản lý di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)