Xem Cao Huy Đỉnh và Đặng Nghiêm Vạn: “Nguồn gốc, quá trình hệ thống hóa và tính chất dân tộc của thần thoại Việt Nam”, in trong Hùng Vương dựng nước, Nxb.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 165 - 167)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

2. Xem Cao Huy Đỉnh và Đặng Nghiêm Vạn: “Nguồn gốc, quá trình hệ thống hóa và tính chất dân tộc của thần thoại Việt Nam”, in trong Hùng Vương dựng nước, Nxb.

và tính chất dân tộc của thần thoại Việt Nam”, in trong Hùng Vương dựng nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974, t.IV, tr.347-363.

dưới 10.000 năm. Đây là phát hiện quan trọng không chỉ của Hải Dương mà của cả nước trong nghiên cứu nguồn gốc của người Việt cổ.

Cách ngày nay khoảng 4.000 năm, khi cư dân cổ Hải Dương biết đến kim loại, khi đó mực nước biển vẫn còn cao 4 - 5m so với mực nước biển hiện nay, do ảnh hưởng của biển tiến toàn cầu Flandrian, vùng đất bộ Dương Tuyền cơ bản chìm trong vịnh biển. Chỉ có những khu đất cao ven gị đồi, chân núi hoặc rìa cao của đồng bằng sơng Hồng mới đủ điều kiện cho con người cư trú. Những phát hiện lẻ tẻ rìu đá nhỏ ở một vài nơi trong thị xã Kinh Mơn và thành phố Chí Linh đã ghi nhận sự có mặt của cư dân thuộc sơ kỳ thời đại kim khí ở Hải Dương. Đến hậu kỳ thời đại kim khí - giai đoạn văn hóa Đơng Sơn, ở Hải Dương đã phát hiện được một loạt di tích, cả những làng định cư và cả những khu mộ táng, được minh chứng bởi những bộ sưu tập hiện vật đa dạng và phong phú với những nét riêng độc đáo của cư dân Xứ Đông, đồng thời mang đặc trưng chung người Đơng Sơn vùng đất trũng thấp phía nam và đơng nam trung tâm đồng bằng sơng Hồng. Các di tích văn hóa Đơng Sơn đã phát hiện được ở khắp nơi trong tỉnh Hải Dương. Ngoài khu vực cư trú, họ đã chôn người chết ở khu vực riêng với táng tục truyền thống là mộ thuyền. Từ những loại hình di tích đó, có thể nhận thấy một cuộc sống phong phú, cả tinh thần lẫn vật chất của cư dân Hải Dương thời Đông Sơn. Sức sản xuất đã được nâng cao, sự phân công lao động trong xã hội đã phát triển mạnh mẽ và qua nghiên cứu các khu mộ, chúng ta đã nhận ra sự phân tầng xã hội. Như vậy, các di tích, di vật văn hóa Đơng Sơn ở Hải Dương đã góp một cứ liệu quan trọng để nghiên cứu các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa trong thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên - thời Hùng Vương - An Dương Vương trong lịch sử dân tộc.

Trên nền chung thống nhất của thời kỳ văn hóa Đơng Sơn phát triển ở Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ, văn hóa Đơng Sơn ở Hải Dương cịn mang những sắc thái riêng độc đáo. Thích nghi với mơi trường tự nhiên, đảm bảo cho cuộc sống, phát triển sản xuất, bảo vệ làng xóm, bên cạnh hoạt động kinh tế, văn hóa mang nét chung của cư dân Việt cổ, người Đông Sơn ở Hải Dương đã có nhiều cải tiến mới: về cơng cụ lao động (cuốc gỗ lưỡi dài, lưng thủng; rìu đồng lưỡi cong, mũi và gót nhọn...), sử dụng vũ khí tầm trung (tỷ lệ giáo và lao nhiều hơn các loại vũ khí khác) phù hợp với tác chiến trên thuyền; táng tục bằng mộ thuyền để bảo vệ xương cốt,... đều phù hợp với điều kiện vùng trũng thấp và ven sông nước của cư dân Đông Sơn ở Hải Dương.

Văn hóa Đơng Sơn vùng ven biển và Xứ Đông - Hải Dương là cầu nối giữa cư dân Âu - Lạc - Việt cổ với cư dân Đông Nam Á cổ, gần gũi nhau về tiếng nói, tập tục, lối sống,... tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc trong buổi đầu lịch sử dựng nước. Văn hóa Đơng Sơn cịn kéo dài đến một vài thế kỷ sau Công nguyên, khi đất nước ta đã ở dưới ách thống trị của người Hán. Trong bộ Dương Tuyền thời đó đã phát hiện di tích Thành Dền. Mặc dù chưa được nghiên cứu sâu, nhưng tại đây đã có những cuộc khai quật khảo cổ khu mộ quách gỗ Ngọc Lặc, các ngơi mộ gạch kiểu Hán có niên đại tương đương với giai đoạn muộn của văn hóa Đơng Sơn. Để định tính cùng niên đại cho di tích Thành Dền, cần nhiều tư liệu khảo cổ và lịch sử mới có thể giải quyết được. Trong q trình hình thành và phát triển, có thể Thành Dền là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của bộ Dương Tuyền của Nhà nước Văn Lang, tiếp đó trở thành trị sở của nhà Hán. Dưới thời thuộc Hán, văn hóa Đơng Sơn vẫn tiếp tục phát triển. Ở ngoại vi trung tâm, văn hóa Đông Sơn vẫn được bảo lưu lâu dài. Ở Hải Dương, đó là việc phát hiện các di chỉ cư trú, phát hiện 4 trống đồng và nhiều khu mộ thuyền có niên đại một vài thế kỷ trước Cơng nguyên.

Về mặt văn hóa, dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc được xây dựng theo diễn trình lịch sử, văn hóa Đơng Sơn đã trở thành biểu tượng của văn hóa Việt, tỏa sáng rực rỡ, khi tiếp thu văn hóa Hán được hội nhập dưới hai hình thức cưỡng bức và tự nguyện đã diễn ra quá trình hai mặt: đồng hóa và chống đồng hóa. Bên cạnh các cuộc khởi nghĩa giành độc lập thì những hình thức bảo tồn, gìn giữ văn hóa dân tộc và chống đồng hóa văn hóa đã diễn ra ở khắp nơi trong cả nước. Giai đoạn lịch sử vừa bi tráng, vừa hào hùng này sẽ được đề cập trong phần sau.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 165 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)