Xem Đặng Đình Thể, Vũ Đình Tiến: “Phát hiện trống, thạp đồng Đơng Sơn ở thơn Hồng Lại”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2006, Nxb Khoa học xã

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 144 - 150)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

2. Xem Đặng Đình Thể, Vũ Đình Tiến: “Phát hiện trống, thạp đồng Đơng Sơn ở thơn Hồng Lại”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2006, Nxb Khoa học xã

Hồng Lại”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2006, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr.189-190.

Thạp Hoàng Lại khi phát hiện bị méo miệng, thân bị ơxi hóa, hoa văn bị bong

mờ. Thạp cao 41,5cm, đường kính miệng (rộng nhất) là 36cm, đường kính đáy 27,5cm, chân cao 2,5cm, trọng lượng 6kg. Trên thân thạp có gắn 2 chiếc quai hình chữ U.

Mặt ngồi thạp trang trí 12 vành hoa văn, phân cách bằng các đường chỉ trơn. Từ trên xuống dưới được bố trí như sau: các vành 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10 và 12 là vạch ngắn song song; các vành 5, 8 và 11 là đường trịn chấm giữa có tiếp tuyến ngược chiều nhau; các vành 2 và 10 là vành trang trí nhiều loại hoa văn, các hoa văn đan xen chéo nhau và được phân định bởi 3 đường tiếp tuyến tạo khoảng trên và dưới. Trong mỗi khoảng là đường trịn đồng tâm có chấm giữa, xung quanh là các vạch ngắn tỏa ra trơng giống hình mặt trời. Miệng thạp gắn 2 chiếc quai hình chữ U đối xứng nhau.

Thạp thơn Hồng Lại phát hiện trong lịng trống Hồng Lại, nên có cùng niên đại với chiếc trống đựng nó, khoảng thế kỷ IV Tr.CN đến thế kỷ I SCN.

Chiếc thạp đồng đang lưu giữ tại chùa Nhẫm Dương khơng cịn ngun vẹn, chỉ còn phần thân dưới và đáy, nhưng vẫn có thể nhận thấy đây là thạp đồng quen thuộc của văn hóa Đơng Sơn với những băng hoa văn trang trí trên thân như hoa văn đường gạch ngắn song song giống các vành hoa văn 1, 3, 10 và 12 trên thạp đồng thơn Hồng Lại. Trên thân thạp cịn có những vết con kê hình vng cịn lại, là dấu vết kỹ thuật đúc sử dụng con kê.

Thạp đồng Hoàng Lại Thạp đồng lưu giữ tại chùa Nhẫm Dương

Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường: Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd

Thạp đồng Tĩnh Niệm còn nguyên vẹn, cũng thuộc loại khơng có nắp, tồn thân phủ màu xanh gỉ đồng khá dày, nên rất khó nhận biết được hoa văn trang trí. Ở vị trí đơi quai hình chữ U nằm ngang cịn một hàng vạch ngắn song song, có khả năng là vành hoa văn giống thạp Nhẫm Dương. Thạp cao 6,8cm, đường kính miệng rộng nhất 9,5cm, cùng với sưu tập hiện vật phát hiện trong động Tĩnh Niệm hiện được lưu giữ tại chùa Nhẫm Dương.

Thạp đồng có nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, có loại có nắp và loại khơng có nắp, trang trí hoa văn trên nắp và thân. Thạp có chức năng rất đa dạng, như làm đồ đựng (chủ yếu), quan tài hay đồ tùy táng. Thạp đồng Đào Thịnh (tỉnh Yên Bái) kích thước lớn, nổi tiếng với các vịng hoa văn trang trí trên nắp và thân là một hình ảnh thu nhỏ của tồn bộ các hoạt động của xã hội trong thời kỳ văn hóa Đơng Sơn, trong thạp có than tro và xương cốt người. Thạp đồng Hợp Minh (tỉnh Yên Bái), có chức năng là quan tài, vì bên trong có xương cốt trẻ em cuốn bằng chiếu cói và nhiều đồ tùy táng, như rìu gót vng, dao găm, khuyên tai bốn mấu,... bằng đồng và đá. Dấu vết than tro và xương cốt người còn được phát hiện trong thạp đồng Thiệu Dương (tỉnh Thanh Hóa, năm 1961) và Vạn Thắng (tỉnh Phú Thọ, năm 1962)1. Với thạp đồng, ngoài các chức năng trên, sự xuất hiện của chúng cho thấy cư dân Đông Sơn ở Hải Dương có những người hoặc những bộ phận đã sử dụng những đồ vật sang trọng, có giá trị lớn, hẳn là một xã hội đã phát triển cao, có phân biệt các tầng lớp trong xã hội. Đó là xã hội đã có sự quản lý nhà nước. Tư liệu khảo cổ học văn hóa Đơng Sơn ở Hải Dương hoàn toàn phù hợp với ghi chép của sử cũ về bộ Dương Tuyền là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương. Đồng còn được dùng để đúc các đồ trang sức, bên cạnh đồ trang sức bằng đá, xương,... Chúng ta mới chỉ phát hiện được 2 vòng tay, trong đó 1 chiếc có mặt cắt ngang thân hình lịng máng ngun vẹn, bề mặt trơn, nhẵn bóng và 1 mảnh vịng tay mặt cắt ngang thân hình trịn ở động Tĩnh Niệm. Cả hai chiếc vòng tay đều khơng trang trí hoa văn. Ngồi ra, người thời này cịn dùng khóa thắt lưng rất đẹp. Loại này ở Hải Dương có 1 chiếc ở mộ Kiệt Thượng.

Nghề luyện sắt: Khi nghề đúc đồng phát triển cực thịnh với nền văn hóa Đơng Sơn rực rỡ, thì cũng là lúc nghề luyện sắt ra đời. Sự tiến bộ của nghề sắt 1. Xem Hà Văn Phùng: Thạp đồng Đông Sơn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, tr.105-108.

cịn có tác dụng hồn thiện kỹ thuật đúc đồng. Cho đến nay, ở Hải Dương chưa tìm được di tích lị luyện sắt Đơng Sơn, nhưng căn cứ vào những phát hiện về lò luyện sắt cùng thời gian ở các tỉnh khác, với cách so sánh về loại hình, có thể hình dung được kỹ thuật luyện sắt của người Việt cổ ở Hải Dương theo phương pháp hoàn nguyên trực tiếp, tức là phương pháp dùng than để khử dần ôxi của quặng sắt.

Bằng phương pháp luyện như vậy, nhiệt độ trong lò nung chỉ cần đạt 750 - 800oC là đủ. Sắt hoàn nguyên là loại sắt xốp, lại được nung đỏ rồi rèn đập nhiều lần để thành những thỏi sắt chín rắn chắc trước khi đem rèn hay đúc công cụ. Ở mộ thuyền Nghĩa Vũ (thị xã Kinh Mơn) tìm thấy một thanh kiếm sắt là bằng chứng cho việc luyện đúc và sử dụng đồ sắt trong cộng đồng cư dân Đơng Sơn ở Hải Dương. Rất có thể sắt đã tồn tại phổ biến, nhưng đồ sắt dễ bị han gỉ, nên khó tồn tại trong lịng đất. Tuy nhiên, dù sao sắt cũng là thứ nguyên liệu quan trọng nhất trong tất cả các nguyên liệu, đã đóng một vai trị to lớn trong lịch sử.

Trống đồng làng Gọp II

Nguồn: Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên,

Trịnh Sinh: Trống Đông Sơn, Sđd

Nghề mộc: Theo tư liệu khảo cổ học, dân tộc học và xã hội học, từ xưa, người thợ mộc dùng gỗ, tre nứa, lá dựng nhà, làm đồ dùng trong sinh hoạt (bàn, ghế, giường, chiếu...), đồ ăn uống (bát, đĩa, khay, hộp gỗ...), phương tiện đi lại (thuyền bè), trong đời sống tâm linh (quan tài thân cây khoét rỗng, tượng cắm trên nắp quan tài, đồ tùy táng...). Với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, mơi trường sống nói chung..., đặc biệt là về trình độ kỹ thuật, bộ dụng cụ và sản phẩm của nghề mộc đã tiến triển theo quy luật chung, từ đơn giản, thô sơ đến đa dạng, tinh tế, vừa phục vụ nhu cầu sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, tâm linh,...

Dựa vào những di tích và di vật phát hiện được, nghề mộc ra đời không muộn hơn giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên. Sự phát triển cao của nó vào giai đoạn văn hóa Đơng Sơn là điều được khẳng định1. Cư dân Đông Sơn vùng trũng ở Hải Dương dùng thân cây gỗ lớn kht rỗng hình con thuyền để chơn cất người chết và chôn theo nhiều dụng cụ, đồ dùng bằng gỗ trong các mộ thuyền. Vật liệu nghề mộc đã được phát hiện và nghiên cứu nhiều ở các giai đoạn trước như văn hóa Gị Mun. Đến văn hóa Đơng Sơn, với những bằng chứng trong khai quật và nghiên cứu hình khắc trên trống đồng, thạp đồng, nhiều nhà nghiên cứu đốn định rằng, cư dân Đơng Sơn đã sử dụng tre, gỗ để làm nhà, làm công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt và cả vũ khí.

Phế tích nhà sàn của người Đơng Sơn chưa tìm thấy ở Hải Dương, nhưng đã được phát hiện ở địa điểm Đơng Sơn (Thanh Hóa). Đồ gỗ mà người Đơng Sơn chế tạo và sử dụng còn lưu tồn trong lòng đất Hải Dương được biết đến nhiều hơn vào giai đoạn văn hóa Đơng Sơn muộn, khoảng vài thế kỷ trước, sau Công nguyên. Tất cả đều được phát hiện trong mộ thân cây khoét rỗng (mộ thuyền).

Tổng số đồ gỗ và chất hữu cơ khác phát hiện trong các di chỉ Đông Sơn ở Hải Dương là 51 hiện vật với 17 loại hình, thuộc ba nhóm chính: cơng cụ sản xuất (cán cuốc, cán rìu, cuốc gỗ, bộ đồ sơn, nghề dệt...), vũ khí (cán giáo, cánh nỏ) và đồ dùng sinh hoạt (bát, đĩa, chén có tai, khay, thìa, gối)2.

Những hiện vật tiêu biểu bằng gỗ được phát hiện trong các di tích Đơng Sơn ở Hải Dương là:

- Chiếc vời bằng gỗ khơng cịn phần lưỡi bằng kim loại, chỉ còn phần cán gỗ được lắp với thân bởi một mộng hình chữ nhật. Thân vời gồm hai phần: thân và chi. Thân trịn, rộng nhất ở giữa, chỗ lắp cán, một đầu thuôn nhẹ, cắt bằng, đầu kia là chuôi để lắp lưỡi. Đây là dụng cụ rất thích hợp trong kỹ thuật nạo, khoét thân gỗ làm quan tài hình thuyền của cư dân Đông Sơn ở Hải Dương xưa.

- Mái chèo: 2 chiếc ở La Đơi và Đơng Quan, kích thước khác nhau, nhưng hình dáng cơ bản giống nhau, gần giống với mái chèo hiện đại. Mái chèo được sơn bằng sơn ta, trong đen ngồi có màu nâu đỏ.

1. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Văn hóa Đơng Sơn ở Việt Nam, Sđd, tr.159-163.2. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.128-177. 2. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.128-177.

- Khay gỗ: 2 chiếc ở Kiệt Thượng, hình chữ nhật gần vuông, cấu tạo gồm hai phần thân và đế, lịng sâu hình chữ nhật, thành thẳng đứng bên ngồi, bên trong đẽo vát, loe từ dưới lên trên.

- Chén gỗ hai tai cịn được gọi là “nhĩ bơi”, phát hiện trong mộ thuyền La Đơi, Đơng Quan và Kiệt Thượng... Chén miệng hơi trịn hoặc hình bầu dục, hai bên có hai tai loe ra, thân thon, đáy bằng.

- Công cụ nghề dệt, đã phát hiện ở La Đơi là những chiếc go hình cánh cung, tay thước hình chữ nhật.

Cùng với những hiện vật tiêu biểu trên, trong các di tích mộ thuyền ở Hải Dương cịn phát hiện được một số hiện vật khác, như: gối gỗ ở Kiệt Thượng, đĩa gỗ ở Đơng Quan, nõ điếu ở Vũ Xá,... Sự có mặt của nhiều loại hình như vậy cho phép hình dung được phần nào sự phổ biến của nghề mộc, vai trò của nghề mộc trong đời sống kinh tế và sinh hoạt của cư dân Đơng Sơn. Có một số loại gỗ được chế tạo đơn giản như cán của các loại công cụ, vũ khí, gần như ai cũng có thể làm được. Nhưng nhiều đồ gỗ khác như cày, bừa, thuyền bè, gỗ dựng nhà sàn, nhà đất khung tre gỗ và bộ đồ nghề chuyên dùng, chắc chắn phải có thợ mộc chun mơn.

Mộ thuyền Kiệt Thượng

Nguồn: Nguyễn Lân Cường: “Đôi điều

về nghề thủ công qua nghiên cứu hiện vật ở mộ cổ Kiệt Thượng (Hải Dương)”, Tlđd

Bộ dụng cụ nghề mộc bằng đồng và sắt thời Đông Sơn gồm 8 loại. Trong các di chỉ Đông Sơn ở Hải Dương phát hiện được chưa nhiều. Tại di chỉ Duy Tân, phát hiện được 2 chiếc đục và ở khu mộ thuyền Kiệt Thượng đã tìm được 1 cán gỗ của chiếc vời có lưỡi bằng đồng, nhưng khơng cịn. Tuy nhiên,

hiện vật bằng gỗ, đặc biệt là mộ thuyền đã phát hiện được khá nhiều ở vùng này. Để làm được những chiếc quan tài thân cây khoét rỗng lớn cần bộ dụng cụ và kỹ thuật đục, khoét, lắp mộng ghép nối các bộ phận, đặc biệt là hai đầu quan tài và tấm thiên với tấm địa sao cho khít và kín. Để hồn thiện quan tài hình thuyền này, địi hỏi dụng cụ nghề mộc phải sắc bén, tay nghề điêu luyện và kinh nghiệm chế tạo rất cao của người thợ. Trong 11 khu mộ, đã phát hiện được 26 quan tài thân cây khét rỗng, cùng với bộ dụng cụ nghề mộc như rìu, đục, vời... cho thấy nghề mộc khơng ngừng được hồn thiện. Sản phẩm của nghề mộc rất thiết thực, không thể thiếu được trong các hoạt động sản xuất và cuộc sống hằng ngày như: nhà ở, đóng thuyền, làm cơng cụ, vũ khí...

Trong các di tích mộ thuyền ở Xứ Đơng, nhiều đồ gỗ được sơn các màu khác nhau. Cũng như các nghề thủ cơng khác, nghề sơn cũng có q trình hình thành, phát triển và những sản phẩm của nghề này có vị trí nhất định trong đời sống của người Đơng Sơn nói chung, cư dân Đơng Sơn ở Hải Dương nói riêng.

Nghề sơn: Nguồn sử liệu viết về nghề sơn xuất hiện ở nước ta khá muộn, vào thế kỷ X1 và phát triển ở thế kỷ XV, thời Lê sơ2. Tuy nhiên, dựa vào tư liệu khảo cổ học đến nay cho thấy, nghề sơn đã xuất hiện cách ngày nay khoảng 2.500 năm, căn cứ vào những đồ gỗ quét sơn trang trí đầu tiên được phát hiện trong một số di tích văn hóa Đơng Sơn, chủ yếu là trong các mộ thân cây khoét rỗng3. Sơn còn được dùng để quét lên một số vật liệu khác như đồ da, đồ đan, nhưng đồ sơn cốt gỗ vẫn phổ biến hơn trong văn hóa Đơng Sơn và cả sau này nữa. 1. Dựa vào câu chuyện Trần Ứng Long - một bộ tướng của Đinh Tiên Hoàng đi dẹp loạn sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ngày nay, đã dùng thúng trét sơn trộn đất vào kẽ hở để cho quân vượt sông, là gợi ý cho việc hiểu biết về nguyên liệu của nghề sơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 144 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)