Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.109-128.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 162 - 164)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

1. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.109-128.

Trong thời kỳ văn hóa Đơng Sơn, văn hóa Xứ Đơng một mặt mang đậm những nét chung của các miền khác nhau trên đất nước, mặt khác mang những sắc thái địa phương riêng biệt. Những nét riêng này được bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên - môi trường sinh thái của vùng đất trũng thấp phía đơng Thăng Long - Hà Nội. Và bao trùm lên tất cả vẫn là những đặc trưng chung của một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng - văn hóa Đơng Sơn.

Tính thống nhất của văn hóa Đơng Sơn ngày càng cao theo thời gian, là kết quả của quá trình giao lưu, trao đổi thường xun, tích hợp trực tiếp giữa các loại hình địa phương của nền văn hóa này. Trong các loại hình địa phương của văn hóa Đơng Sơn, có những hiện vật chỉ thấy ở loại hình văn hóa này mà khơng thấy ở loại hình văn hóa khác, từ đó có thể khẳng định sự có mặt của chúng tạo nên đặc trưng hiện vật của loại hình văn hóa đó. Ngược lại, vẫn có sự có mặt của hiện vật loại hình văn hóa này trong loại hình văn hóa khác, là kết quả của hoạt động trao đổi sản phẩm - một nhu cầu tất yếu trong hoạt động của các ngành kinh tế sản xuất thời Đông Sơn.

Vùng châu thổ sơng Hồng là nơi văn hóa Đơng Sơn được “xếp nếp” phức tạp nhất, thể hiện đa sắc nhất và luôn là một tụ điểm của đầu mối giao lưu trao đổi, đồng thời cũng là trung tâm hội tụ và tiếp biến mạnh mẽ nhất. Tất cả những đặc trưng văn hóa này đều để lại dấu ấn trên mỗi loại hình di vật và trên tồn bộ di tồn vật chất mà khảo cổ học đã phát hiện được trong lòng đất nơi đây. Là vùng đất liền kề phía đơng của trung tâm đất nước, người Việt cổ Xứ Đơng đã có đóng góp xứng đáng cơng sức và tài năng của mình vào sự phát triển của văn minh Đông Sơn, nền văn minh đầu tiên của dân tộc. Hiện vật đồng thau Xứ Đơng mang đặc trưng của loại hình sơng Hồng, dễ dàng phân biệt với xứ Thanh (loại hình sơng Mã) và xứ Nghệ (loại hình sơng Cả). Đó là tỷ lệ vũ khí ln cao hơn, đặc biệt là giáo với các kiểu loại đa dạng: giáo có phần họng dài bằng 1/3 chiều dài cả lưỡi, mặt cắt ngang hình thoi biến dạng, sống giáo nổi cao, cán giáo khơng có lỗ thủng; kiểu giáo có phần họng bằng 1/2 chiều dài cả lưỡi, họng lõm; kiểu lao hình ngịi bút đã phát hiện được ở Hải Dương. Ngồi ra, cịn có kiểu dao găm chắn tay thẳng, cán khơng có đốc hoặc đốc hình thấu kính, lưỡi lượn gấp khúc thành mấu liền, có lẽ mới chỉ tìm thấy ở vùng này. Rìu chiến hình bàn chân gót vng, búa chiến có họng tra cán dọc, những mũi tên đồng ba cạnh, mũi tên cánh én là những hiện vật phổ biến ở vùng này.

Về cơng cụ sản xuất, loại hình sơng Hồng phổ biến là rìu xéo hình bàn chân gót vng hoặc gót trịn. Ở Hải Dương, đã phát hiện ở Nhẫm Dương những chiếc rìu loại này có trang trí hình chim bồ nơng, hươu, chó, hoa văn khắc vạch và hình người nhảy múa độc đáo và điển hình. Kiểu rìu xéo hình dao thợ giày của vùng này thường có họng hình lục giác đã phát hiện hai chiếc ở Nhẫm Dương. Rìu lưỡi cân hình chữ nhật, rìa lưỡi hình cung xịe rộng là đặc trưng của loại hình sơng Hồng cũng có mặt nhiều ở Hải Dương1. Kiểu thạp đồng ở Hải Dương được tìm thấy có 2 quai hình chữ U trang trí hoa văn hình học trên thân phổ biến ở cả ba loại hình của văn hóa Đơng Sơn. Ở Hải Dương cũng đã phát hiện được 3 chiếc ở thơn Hồng Lại (huyện Thanh Hà), Nhẫm Dương và động Tĩnh Niệm (thị xã Kinh Môn).

Đồ gốm bao giờ cũng mang tính địa phương rất rõ nét. Gốm Đông Sơn ở vùng sông Hồng được gọi là gốm Đường Cồ có màu trắng mốc hoặc trắng hơi hồng, xương gốm xám đen. Hoa văn thừng thơ in hình trám to, hoa văn thừng tổ ong. Loại miệng gốm cong lịng máng, miệng loe thân hình cầu, đáy trịn; loại bình cổ cao, có vành đai ở phần thân gần cổ là gốm của loại hình sơng Hồng, đều được phát hiện ở Hải Dương trong các di chỉ cư trú như Đồi Thông, Duy Tân, Nhẫm Dương và trong các mộ thuyền như La Đôi, Nghĩa Vũ, Vũ Xá, Đông Quan và Kiệt Thượng. Trong số những đồ đồng Đơng Sơn tìm thấy ở Hải Dương, có một số di vật nhập ngoại hay có nguồn gốc từ bên ngồi, như chiếc gương đồng trang trí hoa văn hình ơ vng ở giữa và có vành chữ Hán, phát hiện ở bên ngoài động Tĩnh Niệm, hay chiếc chậu - trống Dược Sơn hoặc là kiểu dao găm có chắn tay thẳng, lưỡi lượn được chế tạo ở vùng sông Hồng đã chịu ảnh hưởng của một trong rất nhiều kiểu dao găm của văn hóa Điền (Trung Quốc). Đối với khu vực Đông Nam Á hải đảo, các nhà khảo cổ học đã ghi nhận được 28 chiếc trống đồng Đông Sơn, đặc biệt là một số trống đồng Đông Sơn ở Inđônêxia mang dáng dấp trống đồng Hữu Chung (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương). Theo các nhà khảo cổ học, trống đồng Đông Sơn được nhập nguyên chiếc theo đường biển hoặc là sự ban phát của quyền lực nào đó, mà trống đồng là một dạng “quyền trượng” nói chung, đó là sự lan tỏa của văn hóa Đơng Sơn ở Đơng Nam Á.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 162 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)