Xem Lê Văn Lan, Phạm Văn Kinh, Nguyễn Linh: Những vết tích đầu tiên của thờ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 123 - 125)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

1. Xem Lê Văn Lan, Phạm Văn Kinh, Nguyễn Linh: Những vết tích đầu tiên của thờ

Vũ khí phịng hộ (tấm che ngực hay hộ tâm phiến) đều phát hiện trong mộ thuyền. Trong số 5 chiếc, có 2 chiếc ở Nghĩa Vũ, 2 chiếc ở Vũ Xá và 1 chiếc ở Kiệt Thượng. Trong đó có 2 chiếc hình vng ở Kiệt Thượng; 3 chiếc cịn lại hình chữ nhật, có quai hoặc có lỗ buộc quai, trang trí hoa văn khá giống nhau. Ở trung tâm trang trí hình người hóa trang lơng chim, ngồi dọc sát nhau với động tác cùng chèo thuyền theo một nhịp thống nhất, đặt trong khung chữ nhật và được viền xung quanh bằng các dải hoa văn hình học quen thuộc là vịng trịn tiếp tuyến, chấm dải.

Vũ khí bằng sắt: Ngồi những di vật có chất liệu bằng đồng, đá, thủy tinh, đất nung và gỗ..., trong văn hóa Đơng Sơn đã phát hiện được những di vật có chất liệu bằng sắt. Tuy số lượng ít so với đồng, nhưng loại hình đồ sắt cũng khá phong phú và đa dạng. Rất có thể kỹ thuật luyện sắt của cư dân Đông Sơn bắt đầu bằng kỹ thuật luyện đồng và đúc đồng ở trình độ cao, song ngay từ đầu, đồ sắt đã chiếm vị trí quan trọng bởi tính ưu việt hơn các kim loại khác. Với thuộc tính cứng hơn và sắc hơn, di vật đồ sắt đã được cư dân Đông Sơn sử dụng vào việc chế tạo cơng cụ sản xuất, vũ khí và ở một số nơi, đồ sắt cịn được dùng chế tạo đồ trang sức. Có thể ở thời kỳ này, sắt cịn khan hiếm hơn đồng; mặt khác, sắt do đặc tính hóa học, dễ bị han gỉ và tự tiêu hủy trong mơi trường khí hậu nước ta, vì thế nên hiện vật sắt nói chung, vũ khí bằng sắt nói riêng, phát hiện được khơng nhiều trong cộng đồng cư dân Đông Sơn ở Hải Dương.

Ở Hải Dương mới chỉ phát hiện được 1 hiện vật là thanh kiếm sắt trong mộ thuyền Nghĩa Vũ (thị xã Kinh Mơn). Đây là loại vũ khí đánh gần, chức năng gần như dao găm. Kiếm có mũi nhọn, lưỡi sắc, sống hơi dày, mặt cắt ngang lưỡi hình tam giác, phần chi được dát mỏng để tra vào chuôi gỗ.

Tấm che ngực

Nguồn: Bảo tàng tỉnh

Vũ khí bằng gỗ: Gỗ được chủ nhân ngơi mộ thuyền Kiệt Thượng dùng làm cán vũ khí, như cán giáo và cánh nỏ (?). Cánh nỏ còn khá nguyên vẹn cả thân và cánh. Có ý kiến cho rằng, có khả năng đây là dụng cụ liên quan đến nghề dệt1. Do phát hiện số lượng không nhiều, cho nên cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu và tìm kiếm thêm tư liệu mới, nhất là đối với nghề dệt Đông Sơn để xác định chức năng của loại hiện vật này là công cụ sản xuất hay vũ khí. Cán giáo phát hiện được nhiều trong mộ Kiệt Thượng II, có những chiếc được cuốn dây mây, đầu nhọn.

Số lượng vũ khí nhiều, một mặt phản ánh tình hình xã hội đương thời đã nảy sinh những mâu thuẫn ở trong hoặc ngồi cộng đồng khá sâu sắc, rất có thể phải can thiệp bằng vũ lực được trang bị nhiều loại vũ khí. Mặt khác, có thể cư dân Đơng Sơn ở Hải Dương sử dụng những vũ khí này vào nhiều việc khác nhau trong sản xuất và cuộc sống.

Đồ dùng sinh hoạt: Nếu như các loại cơng cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang

sức bằng đá, đồng, gốm đã xuất hiện từ trong các văn hóa tiền Đơng Sơn, thì đồ dùng sinh hoạt bằng đồng và gỗ chỉ mới xuất hiện trong giai đoạn văn hóa Đơng Sơn. Đồ dùng sinh hoạt gồm có các loại: thạp, thố, âu, bình, khay, bát, đĩa, thìa, mi, nồi, chậu, chén... Trong đó, một số loại rất tiêu biểu, đặc trưng và điển hình cho nền văn hóa này như thạp, thố đồng. Trong các địa điểm văn hóa Đơng Sơn ở Hải Dương đã phát hiện được 81 hiện vật là những đồ dùng sinh hoạt, bao gồm 24 hiện vật bằng đồng, 25 hiện vật bằng gỗ, 29 hiện vật gốm, 1 hiện vật bằng đá là quả cân và 2 hiện vật bằng sừng, trong đó có 1 chiếc nõ tẩu thuốc. Đồ dùng sinh hoạt bằng đồng phát hiện được khá nhiều (24 hiện vật) với nhiều chức năng khác nhau, như: đồ đựng có 2 thạp, 4 thố, 2 chậu; đồ đun nấu có 1 xanh; đồ để ăn uống có 1 bát, 1 thìa (mi), 1 móc đai lưng và 5 gương đồng... Thạp đồng phát hiện được ở di chỉ Hoàng Lại (huyện Thanh Hà) và động Tĩnh Niệm (thị xã Kinh Môn) là hai huyện phía đơng và đơng bắc của tỉnh. Các thạp đều có kích thước nhỏ, thuộc loại khơng có nắp, hai quai chữ U nằm ngang, thân trang trí các vành hoa văn hình học đặc trưng văn hóa Đơng Sơn, như vạch ngắn song song, vịng trịn đồng tâm có tiếp tuyến2...

1. Xem Nguyễn Lân Cường: “Đơi điều về nghề thủ công qua nghiên cứu hiện vật ở mộ cổ Kiệt Thượng (Hải Dương)”, tạp chí Khảo cổ học, số 2/2004, tr.19-25. cổ Kiệt Thượng (Hải Dương)”, tạp chí Khảo cổ học, số 2/2004, tr.19-25.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)