Xem Trần Quốc Vượng: “Mấy nét sơ lược về tình hình sản xuất nơng nghiệp Việt Nam dưới thời Bắc thuộc”, in trong Thông báo khoa học, Tập 1 Sử học (Thông sử, khảo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 152 - 153)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

2. Xem Trần Quốc Vượng: “Mấy nét sơ lược về tình hình sản xuất nơng nghiệp Việt Nam dưới thời Bắc thuộc”, in trong Thông báo khoa học, Tập 1 Sử học (Thông sử, khảo

Nam dưới thời Bắc thuộc”, in trong Thông báo khoa học, Tập 1 - Sử học (Thông sử, khảo cổ học, dân tộc học), Hà Nội, 1963, tr.121-122.

Ngoài ra, trong mộ cịn tìm được một que tre nhỏ có cuốn sợi dây mây rất đều ở xung quanh, chưa xác định được tác dụng để làm gì. Trong mộ thuyền La Đôi, cùng với những đồ tùy táng bằng đồng, cịn có hiện vật làm bằng tre, gỗ và cả phên nứa, cói đan, dấu vải và dấu thực vật khác. Ngồi dấu vết chiếu cói trong mộ thuyền, một số ít đồ gốm có dấu đan. Nhưng những bằng chứng gián tiếp, những tài liệu dân tộc học về sự phổ biến rộng rãi của đồ đan trong các dân tộc sống trên đất Việt đã đủ để khẳng định vai trò của nghề đan lát thời bấy giờ. Có lẽ chỉ có nghề đan cói là khơng phổ biến khắp mọi làng q được, vì khơng phải ở đâu cũng trồng được cói, do vậy chỉ tập trung trong những làng hoặc vùng trồng và dệt cói nhất định.

Nghề dệt vải thời văn hóa Đơng Sơn đã được chú trọng phát triển. Ở Hải Dương tìm mới được một dụng cụ dùng trong nghề dệt là chiếc go kéo sợi. Tuy nhiên, dấu vết của vải đã phát hiện được khá nhiều trong các mộ thuyền ở Tử Lạc, Vũ Xá và Kiệt Thượng. Vải có thể dùng làm quần áo, khăn, khố, có thể dùng khâm liệm tử thi. Ngồi dấu vết vải như đã nói, việc dùng vải của người Việt cổ có thể quan sát được các y phục trong nghệ thuật trang trí hoa văn tả người, khắc trên đồ đồng văn hóa Đơng Sơn: trống, thố, thạp, rìu, cán tượng... Hình người cho thấy đều đóng khố, mặc váy áo, vấn khăn. Đặc biệt, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được những dấu vải còn tồn tại đến nay. Mẫu vải trên chiếc rìu đồng tại di chỉ Làng Vạc (tỉnh Nghệ An) được dệt kiểu “lóng mốt”. Các sợi này mang đặc điểm sợi của vỏ cây (như sợi đay, gai, lanh). Cắt ngang sợi và so sánh với mẫu vải hiện có cho thấy vải dính trên chiếc rìu đồng có thể là sợi gai (có tên khoa học là boehmeria nivea)1.

Vải gai phát hiện nhiều nhất ở Động Xá (tỉnh Hưng Yên), chiếm tới 90%, trong đó nhận ra 4 loại cỡ sợi khác nhau tạo thành 4 loại mặt vải dệt khác nhau. Vải tìm được ở Động Xá có bằng chứng kết hợp hai loại sợi với nhau (sợi lanh hoặc gai dầu và sợi gai) để tạo thành một tấm vải. Theo các nhà nghiên cứu, cây gai Việt Nam có tới 18 chi với 98 cây thuộc bộ gai. Sách Tây Việt ngoại

kỷ chép rằng, gai là đặc sản của An Nam. Theo An Nam chí nguyên, người dân ở đây đã biết trồng đay, gai lấy sợi dệt được những loại vải mỏng, mềm thích hợp cho quần áo mặc mùa hè.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 152 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)