“Bánh gói” bằng nguyên liệu đất sét tinh được nung cho cứng bằng chặt đốt cây cỏ có khói thơm Trước Cách mạng Tháng Tám, cư dân ở nhiều vùng Bắc Bộ và Bắc Trung

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 157 - 162)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

1. “Bánh gói” bằng nguyên liệu đất sét tinh được nung cho cứng bằng chặt đốt cây cỏ có khói thơm Trước Cách mạng Tháng Tám, cư dân ở nhiều vùng Bắc Bộ và Bắc Trung

có khói thơm. Trước Cách mạng Tháng Tám, cư dân ở nhiều vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thường dùng.

Về ở, căn cứ vào sự phân bố của các di tích văn hóa Đơng Sơn ở Hải Dương cho thấy, cư dân thời bấy giờ đã có những hình thức cư trú khá phong phú. Họ đã sinh sống trên các đồi gò, sườn đồi như Đồi Thông, Duy Tân, Nhẫm Dương - những nơi cao ráo, cạnh sông, vừa thuận lợi cho việc đi lại bằng thuyền bè, vừa dễ dàng trong việc khai thác thủy sản và làm thủy lợi. Những nơi cư trú như thế thường có quy mơ khơng hồn tồn giống nhau, thời gian tồn tại của những nơi này cũng khác nhau, do nhiều nguyên nhân như: sự tàn phá của thiên tai, xung đột vũ trang hay do tình hình thổ nhưỡng. Nhà ở vùng cao, rừng rậm, người Đông Sơn gác gỗ làm nhà để tránh thú dữ như truyền thuyết đã nhắc đến. Nhà ở vùng đồng bằng thấp, sống trong điều kiện đất lầy lội, sơng nước thì việc ở nhà sàn vẫn thích hợp. Ngun liệu làm nhà là tre, gỗ, nứa, lá..., với lối kiến trúc tựa vào bộ khung, mái cong hình thuyền và sàn thấp như hình ảnh mơ tả trên trống đồng. Cùng với nhà sàn, người thời kỳ này cịn ở nhà đất mà dấu tích để lại là những nền đất, dấu cột và bếp lửa. Đồ dùng sinh hoạt hằng ngày với đủ các loại như vị, bình, âu, thạp..., vật dụng ăn uống như bát, âu, chậu, muôi... bằng nhiều chất liệu như đất nung, đồng, tre, gỗ,...

Về giao thơng, có thể khẳng định rằng, phương tiện của người Đông Sơn ở Hải Dương thời bấy giờ là thuyền bè, đường vận chuyển chủ yếu là đường sơng. Thời văn hóa Đơng Sơn, Hải Dương là vùng đất trũng thấp, dần dần được bồi đắp bởi phù sa của hai hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình với nhiều chi nhánh len lỏi chảy khắp các vùng. Tư liệu khảo cổ học về mộ thuyền, mái chèo và hình thuyền trên trống đồng, thạp đồng phát hiện được khá nhiều ở Hải Dương là bằng chứng thuyết phục về sự gần gũi, gắn bó của người Đơng Sơn với con thuyền. Thuyền bè không chỉ là phương tiện đi lại, chuyên chở người và hàng hóa, vật dụng mà cịn dùng để đánh bắt cá tơm trên sơng, đầm hồ. Với kích thước của mái chèo và bộ đồ nghề mộc phát triển, người Đơng Sơn ở Hải Dương có thể làm được nhiều loại thuyền bè thích hợp với các dạng hoạt động trên các vùng sông nước khác nhau.

Cùng với đường thủy, thời kỳ này các phương tiện giao thông khác khá phổ biến, như đường bộ và gồng gánh, mang vác trên vai, trên lưng trong quãng đường ngắn. Người Đông Sơn chắc hẳn đã dùng sức kéo của voi, trâu, bị để kéo hàng hóa và đồ dùng sinh hoạt. Những xương răng động vật phát hiện trong các di tích Đơng Sơn là bằng chứng sát thực nhất về việc sử dụng sức kéo của động vật trong sản xuất và chuyên chở đường bộ.

- Văn hóa tinh thần:

Kế thừa những di sản văn hóa của thế hệ trước, cư dân Đơng Sơn vùng đất thấp cận biển Xứ Đông trong môi trường tự nhiên đầy ưu ái nhưng cũng nhiều khắc nghiệt và môi trường xã hội đầy biến động, đã đấu tranh sinh tồn và phát triển, sáng tạo ra những giá trị văn hóa mang bản sắc riêng. Đời sống tinh thần của người dân thời này đã đạt tới mức khá cao trong tư duy thẩm mỹ. Sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật bằng đồ dùng thường nhật, trên những cơng cụ lao động gần gũi, gắn bó hằng ngày trong lao động sản xuất, trong các hoạt động của đời sống, trong đó đề tài con người ln chiếm vị trí trung tâm là đặc điểm nổi bật của nghệ thuật Đông Sơn ở Xứ Đơng. Trên trống đồng, thạp đồng, rìu xéo gót vng, trên chiếc chậu - trống, trên tấm che ngực, con người được thể hiện đều ở trạng thái động: trong lao động sản xuất, khi tham dự các lễ hội, hoặc đang cầm trên tay một thứ vũ khí hoặc cơng cụ sản xuất rất sinh động. Người nghệ sĩ thời này đã cố gắng diễn đạt những sinh hoạt hằng ngày của mình trong đời sống thực tế.

Đề tài động vật gồm nhiều con vật gắn bó thân quen với con người hoặc có liên quan đến tín ngưỡng nơng nghiệp như các khối tượng cóc trên mặt trống đồng Hữu Chung, như hình chim - hươu trên chiếc rìu xéo gót vng ở Nhẫm Dương. Những vật dụng thông thường qua bàn tay sáng tạo của người thợ thủ công thời này cũng đều trở thành những sản phẩm thẩm mỹ.

Trống đồng Hữu Chung

Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường: Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd

Rìu gót vng hai mặt trang trí hình chim bồ nơng và hươu

Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường: Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd

Chim bồ nơng và hươu trên bình và trống đồng Đơng Sơn

Nguồn: Hà Văn Tấn (Chủ biên): Văn hóa Đơng Sơn ở Việt Nam, Sđd

Từ những chiếc rìu đồng đến những chiếc trống đồng, thạp đồng,... đều được thể hiện bằng nghệ thuật trang trí đặc sắc. Đề tài chim - cóc trên mặt trống đồng Hữu Chung và chim - hươu trên rìu Nhẫm Dương thể hiện những nhận thức về thế giới tự nhiên, của trời - đất, của âm - dương hay triết lý

lưỡng phân - lưỡng hợp trong q trình lao động sản xuất của cư dân Đơng Sơn. Đề tài này còn được thể hiện trên nhiều đồ đồng Đông Sơn khác như bình, âu đồng.

Trong đời sống hằng ngày, nhất là trong dịp lễ tết, hội hè, âm nhạc và múa hát hẳn đã không thể thiếu được trong cuộc sống của người cổ sinh sống ở Xứ Đông thuở ấy. Trong các di tích văn hóa Đơng Sơn ở Hải Dương chưa phát hiện được nhiều dụng cụ âm nhạc như khèn bè, sênh, phách, nhưng bộ gõ tạo âm thanh rộn ràng, náo nhiệt vang xa đã phát hiện được khá nhiều. Đó là 4 trống đồng Hữu Chung, làng Gọp I, II, Hồng Lại và chng đồng ở Nhẫm Dương, Dược Sơn... đã làm nền cho những vũ điệu dân gian. Hình ảnh sinh động đó được mơ tả cụ thể trên trống đồng Hữu Chung, trên tấm che ngực ở Nghĩa Vũ, Vũ Xá, Kiệt Thượng và trên nhiều di vật đồ đồng khác.

Trống đồng làng Gọp I

Nguồn: Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Hun,

Trịnh Sinh: Trống Đơng Sơn, Sđd

Khi nói đến thế giới tinh thần của người xưa, cần phải nói đến mối quan hệ giữa người sống và người chết. Vào thời kỳ này, người chết được chôn trong mộ thuyền là chủ yếu. Những mộ còn xác định được độ sâu như La Đôi, Nghĩa Vũ, Vũ Xá đều từ trên 1 - 2m. Quan tài chôn người chết đều được chế tạo

từ thân cây lớn bổ đơi kht vũm lịng máng, chừa lại hai đầu làm vách ngăn, có dáng gần giống chiếc thuyền độc mộc. Có mộ hai đầu được ghép bằng miếng ván hình bán nguyệt làm vách đầu và đi quan tài. Bộ phận liên kết giữa tấm thiên và tấm địa là những lỗ, đinh chốt hoặc một khớp chạy quanh sát mép quan tài. Ở một số quan tài, bộ phận liên kết có khi là những nẹp tre và buộc dây. Mộ Tử Lạc (thị xã Kinh Môn), La Đôi (huyện Nam Sách), Đông Quan (thành phố Hải Dương), ngồi những bộ phận chính trên, cấu trúc quan tài cịn có những bộ phận phụ như: vách ngăn giữa các khoang trong quan tài, tai chốt cột ghìm ở phần đáy tấm địa... Mộ thuyền được phát hiện ở Xứ Đơng có đặc điểm chung là mặt cắt hình gần trịn, chiều dài từ 2,5m (mộ La Đôi M3) đến 4,75m (mộ Tử Lạc M1); chiều rộng từ 0,5m (mộ La Đôi M3) đến 0,76m (mộ Tử Lạc M1). Phần lớn các mộ khơng được gia cơng mặt ngồi, trừ mộ La Đôi. Về táng thức, các mộ còn xương cốt, đầu đều được đặt ở đầu to của quan tài, người chết đặt ngửa, chân tay duỗi thẳng, tay ép sát dọc thân. Mộ La Đơi cịn quan sát được vải liệm người chết. Di vật chôn theo thường được đặt ở ba vị trí: đầu, thân và chân. Những mộ chơn theo vũ khí như giáo, lao, kiếm thì mũi đặt hướng lên phía đầu, như mộ La Đơi, Nghĩa Vũ. Ở mộ M3 La Đôi, do quan tài đặt trong quách gỗ, nên nhiều hiện vật đặt bên ngoài áo quan: đầu bên phải quan tài đặt 4 bát, 1 nồi gốm, phía chân là một nhóm nồi, vị, 2 giáo đồng và 1 chuông nhỏ. Hiện tượng này cịn thấy ở mộ thuyền Sơng Tơ, Xn La, Phú Lương và Minh Đức. Phần lớn các mộ thuyền ở Hải Dương khơng cịn xác định được hướng mộ, chỉ có hai mộ Tử Lạc, Vũ Xá xác định được đều có hướng đơng - tây, đầu quay về phía tây, đều theo quy luật chung của mộ thuyền Đông Sơn ở Việt Nam1.

Trong táng thức của cư dân Đơng Sơn, người chết cịn được chơn trong quan tài vị, chôn trong huyệt đất, trong nơi cư trú. Bên cạnh đó, cịn có tục hỏa táng hay cải táng như đựng trong thạp, thố Đông Sơn. Tư thế chôn, số lượng người chết trong huyệt và đồ tùy táng cũng rất đa dạng và khác nhau giữa các mộ. Ở Hải Dương chưa phát hiện được những táng thức trên trong khu cư trú. Trong tương lai, khi mở rộng khảo sát, khai quật, những hiện tượng khảo cổ học trên chắc chắn sẽ được phát hiện, vấn đề chỉ còn là thời gian.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 157 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)