Nhà Triệu một nhà nước phương Bắc do Triệu Đà gây dựng, ngày nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 93 - 96)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

3. Nhà Triệu một nhà nước phương Bắc do Triệu Đà gây dựng, ngày nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Giao Chỉ, Cửu Chân và có thể cịn là một phần của quận Nhật Nam. Do đó, có thể nói rằng, vùng đất 15 bộ của Nhà nước Văn Lang mà Đại Việt sử ký

tồn thư ghi lại, nói chung là vùng đất miền Bắc Việt Nam với ranh giới

được xác định một cách tương đối.

Trên phạm vi không gian và thời gian được truyền thuyết và thư tịch cổ gọi là nước Văn Lang thời Hùng Vương - nước Âu Lạc thời An Dương Vương, trong thời gian qua, các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai quật hàng trăm di tích khảo cổ thuộc thời đại kim khí phân bố trên địa bàn rộng lớn thuộc các tỉnh miền Bắc Việt Nam, tập trung chủ yếu ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Tất cả các di tích khảo cổ học ấy kết thành một diễn biến văn hóa vật chất liên tục từ sơ kỳ thời đại đồ đồng đến sơ kỳ thời đại đồ sắt, từ đầu thiên niên kỷ I Tr.CN đến những thế kỷ đầu thiên niên kỷ I SCN. Văn hóa Đơng Sơn, nền văn hóa thống nhất trong đa dạng ở đỉnh cao của thời đại kim khí Việt Nam, cho đến nay, đã phát hiện được 663 di tích mà phạm vi phân bố trùng khớp với cương vực của nước Văn Lang mà Đại Việt sử ký toàn thư ghi, thuộc các tỉnh Bắc Bộ và một số tỉnh Bắc Trung Bộ với ba loại hình chủ yếu ở lưu vực sơng Hồng, sơng Mã và sông Cả. Trong mỗi vùng địa lý tự nhiên, các di tích đều tập trung hình thành các trung tâm dân cư, sau đó phát triển thành các trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị. Các trung tâm mang những đặc điểm riêng, song vẫn thống nhất trong những đặc trưng chung của văn hóa Đông Sơn. Những đặc trưng riêng của các trung tâm được quy định bởi địa hình, mơi trường sống và vai trị, vị trí, chức năng của từng trung tâm trong cộng đồng cư dân Đông Sơn. Mỗi trung tâm đóng một vai trị, vị trí nhất định. Trong các trung tâm văn hóa Đơng Sơn, Cổ Loa là một trung tâm có quy mơ lớn, tồn diện với các di tích thành lũy, hệ thống lị đúc đồng, những kho chứa vũ khí lớn. Đây là một trung tâm đứng đầu về mặt chính trị, qn sự khơng chỉ của cư dân Đông Sơn vùng châu thổ sông Hồng mà thậm chí của cả nền văn hóa Đơng Sơn. Do đó, văn hóa Đơng Sơn được coi là cơ sở vật chất của Nhà nước Văn Lang thời các Vua Hùng và Nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương.

Việt sử lược, bộ sử xưa nhất của nước ta còn lại viết: “Đến thời Trang

áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đơ ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương”1.

Tổ chức Nhà nước Văn Lang còn hết sức đơn sơ, đứng đầu là Hùng Vương. Nước Văn Lang chia thành 15 bộ, đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan lang, con gái vua gọi là Mỵ nương, tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, quan coi việc gọi là Bồ chính, đời đời cha truyền cho con gọi là phụ đạo. Về xã hội nước Văn Lang, theo Giao Châu ngoại vực ký: “Ở thời xưa, Giao Chỉ chưa có quận huyện thì đất đai có ruộng Lạc, ruộng ấy theo nước thủy triều lên xuống (mà làm). Dân khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là lạc dân. Đặt Lạc vương, Lạc hầu để làm chủ các quận huyện...”2.

Về chữ viết và luật tục sách, Việt sử lược ghi: “Chính sự dùng lối kết

nút”, tức dùng dây thắt nút để ghi lại sự việc. Cũng vì chưa có chữ viết nên luật pháp của xã hội chỉ là tập quán, phong tục. Sách Hán thư - Mã Viện truyện ghi: “Luật Việt khác luật Hán hơn mười việc”. Nước Văn

Lang ra đời trên nền tảng của văn hóa Đơng Sơn. Nước Văn Lang mở đầu thời đại dựng nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam. Văn hóa Đơng Sơn là nền văn hóa thuộc thời đại đồ đồng phát triển, bắt đầu khoảng từ thế kỷ VIII - VII Tr.CN, tiếp tục phát triển vắt ngang qua đầu thời đại đồ sắt và kết thúc khoảng thế kỷ I - II SCN, khi mà nền văn hóa Hán ồ ạt tràn vào nước ta.

Nước Âu Lạc được thành lập vào thế kỷ III Tr.CN, cũng trên nền tảng của văn hóa Đơng Sơn khi đã bước sang đầu thời đại đồ sắt. Với toàn bộ người gốc Lạc Việt, bổ sung người Âu Việt, dân nước Âu Lạc xây dựng một quốc gia mới lớn mạnh, trình độ cao hơn trong hồn cảnh lịch sử mới, đầy biến động. Chính trong hồn cảnh đó, nước Âu Lạc đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về quân sự. Họ đã xây đắp thành lũy, chế tạo nhiều loại vũ khí, trong đó loại tân tiến nhất được sản xuất hàng loạt là mũi tên đồng ba cạnh,... Họ đối đầu với quân xâm lược Triệu với tư cách là một nhà nước phát triển. Tuy nhiên, Âu Lạc vẫn rơi vào tay nhà Triệu, trở thành một bộ phận của nước Nam Việt. Dựa trên

1. Tác giả khuyết danh đời Trần thế kỷ XIV: Việt sử lược, Sđd, tr.18.

2. Đào Duy Anh: Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 1957, tr.385. 1957, tr.385.

cơ tầng vững chắc của nền văn hóa Đơng Sơn, mặc dù mất quyền độc lập nhưng văn hóa Đơng Sơn vẫn tồn tại, phát triển trong các cộng đồng cư dân như một nền văn hóa độc lập. Người Âu Lạc là người mở đầu cho công cuộc giữ nước trong lịch sử.

Nước Âu Lạc tồn tại trong thời gian ngắn, khoảng 30 năm (208 - 179 Tr.CN), sau đó bị Triệu Đà chinh phục. Sử cũ khơng ghi chép gì về kinh tế - xã hội Âu Lạc, nhưng những phát hiện khảo cổ học đến nay đã cho phép nhìn nhận khá rõ ràng về thời kỳ này. Âu Lạc tiếp tục phát triển trên cơ sở nước Văn Lang nhưng ở trình độ cao hơn. Văn hóa Đơng Sơn là văn hóa chung cho cả nước Văn Lang và Âu Lạc. Những di tích, di vật văn hóa Đơng Sơn phát hiện dưới lịng đất và những di tích kiến trúc thờ An Dương Vương và triều đình Âu Lạc trên mặt đất Cổ Loa là bằng chứng thuyết phục để nhìn nhận tình hình kinh tế - xã hội nước Âu Lạc. Đó là nền kinh tế có kỹ thuật luyện kim đạt trình độ đỉnh cao, đúc được nhiều loại vũ khí, trong đó có “mũi tên đồng Cổ Loa” với số lượng lên tới hàng vạn chiếc và nhiều loại đồ đồng khác, mà tiêu biểu là trống đồng Cổ Loa I, II, thạp, thố đồng - những hiện vật tiêu biểu, đặc trưng của văn hóa Đơng Sơn. Về kinh tế nơng nghiệp, Cổ Loa là trung tâm nông nghiệp ở châu thổ sông Hồng, trung tâm đúc và phân phối loại lưỡi cày đồng hình tim rộng khắp cả nước. Với dấu vết vỏ trấu, tượng trâu, bị, chó, gà phát hiện ở Đồng Vơng, Tiên Hội, Đình Tràng và “bỏng Chủ” trong lễ hội Cổ Loa từ xưa đến nay1,... cho thấy nền nơng nghiệp dùng cày với sức kéo của trâu, bị đã cho năng suất cao.

Nước Văn Lang và nước Âu Lạc là hai giai đoạn trong kỷ nguyên mở đầu thời kỳ dựng nước và giữ nước, được các nhà sử học phân thành: Thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam hay thời đại dựng nước đời Hùng Vương và An Dương Vương.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)