Xem Đặng Đình Thể, Nguyễn Duy Cương: “Phát hiện hai ngôi mộ thân cây khoét rỗng ở Hải Dương”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002, Sđd,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 113 - 118)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

1. Xem Đặng Đình Thể, Nguyễn Duy Cương: “Phát hiện hai ngôi mộ thân cây khoét rỗng ở Hải Dương”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002, Sđd,

rỗng ở Hải Dương”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002, Sđd,

tr.470-471.

2. Xem Nguyễn Lân Cường: Nhân học hình thể, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2017, tr.259-260. 2017, tr.259-260.

+ Các sưu tập hiện vật:

Hiện vật văn hóa Đơng Sơn ở Hải Dương được phát hiện trong các di chỉ cư trú, các di tích mộ thuyền và phát hiện lẻ tẻ ở một số địa điểm khơng có tầng văn hóa. Bộ sưu tập tuy khơng nhiều về số lượng (248 hiện vật), nhưng có đủ các loại chất liệu mà người Đông Sơn thường dùng, trong đó đồ đồng chiếm trên một nửa tổng số hiện vật, với 137 hiện vật (55,24%); tiếp đến là đồ gỗ: 51 hiện vật (20,56%); đồ gốm là những hiện vật nguyên hay đủ dáng, không kể các mảnh vỡ: 29 hiện vật (11,7%); đồ đá có 14 hiện vật (5,6%), đồ sắt, sừng đều có 2 hiện vật, chiếm 0,8% và 1 hiện vật thủy tinh, chiếm 0,4%. Ngoài ra, cịn phát hiện trong mộ Kiệt Thượng có 20 hạt vải chua và 1 miếng đồng trang trí hoa văn của một hiện vật có kích thước lớn, nhưng khơng xác định được loại hình và mộ Thượng Xá có 2 mảnh đồng cùng miếng chì nhỏ (Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Thống kê hiện vật văn hóa Đơng Sơn ở Hải Dương

STT Hiện vật Hiện vật Di tích Đồ đá Đồ đồng Đồ sắt Đồ sừng Đồ thủy tinh Đồ gỗ Đồ gốm Hạt quả Tổng cộng 1 Di chỉ cư trú 10 38 48 2 Di tích mộ thuyền 2 71 2 2 1 51 29 12 170 3 Phát hiện lẻ tẻ 2 20 22 3 Trống đồng 4 4 4 Thạp đồng 2 2 Tổng cộng (%) 14 (5,6%) 135 (55,24%) 2 (0,8%) 2 (0,8%) 1 (0,4%) 51 (20,56%) 29 (11,7%) 12 (4,83%) 246 (100%)

Những hiện vật trên được người Đông Sơn ở Hải Dương sử dụng trong lao động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày đáp ứng đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng. Từ các loại chất liệu đồng, sắt, đá, xương sừng, gỗ và đất nung, họ đã chế tạo và sử dụng các dụng cụ, đồ dùng phù hợp với từng chất liệu và chức năng chuyên biệt của chúng. Theo thống kê ở bảng 2.4, chúng ta thấy có 69 cơng cụ sản xuất (10 hiện vật bằng đá, 38 hiện vật bằng đồng, 21 hiện vật bằng gỗ); 68 vũ khí (62 hiện vật bằng đồng, 2 hiện vật bằng sắt và 4 hiện vật bằng gỗ); 81 đồ dùng sinh hoạt (24 đồ dùng bằng đồng, 25 đồ dùng bằng gỗ, 29 đồ dùng gốm, 1 đồ dùng bằng đá và 2 đồ dùng

bằng sừng); 6 đồ trang sức (3 đồ bằng đá, 2 đồ bằng đồng và 1 đồ bằng thủy tinh); 10 nhạc khí đều bằng đồng.

Bảng 2.4: Thống kê hiện vật văn hóa Đơng Sơn ở Hải Dương theo chức năng

STT Hiện vật Đá Đồng Gỗ Sắt Sừng Thủy tinh Gốm Hạt quả Tổng cộng (%) 1 Cơng cụ sản xuất 10 38 21 69 (27,82%) 2 Vũ khí 62 4 2 68 (27,41%) 3 Đồ dùng sinh hoạt 1 24 25 2 29 81 (32,66%) 4 Đồ trang sức 3 2 1 6 (2,41%) 5 Nhạc khí 10 10 (4,03%) 6 Hiện vật khác 1 1 12 14 (4%) Tổng cộng 14 137 51 2 2 1 29 12 248 (100%)

Công cụ sản xuất phát hiện được ở hầu hết các di tích văn hóa Đơng Sơn ở

Hải Dương với số lượng 69 hiện vật, chiếm 27,82% tổng số hiện vật thu được, chỉ đứng sau vũ khí. Trong đó, cơng cụ sản xuất bằng đồng có 38 hiện vật, bằng đá 10 hiện vật và bằng gỗ 21 hiện vật. Cơng cụ sản xuất bằng đồng có số lượng lớn nhất, chiếm 55,07% số cơng cụ sản xuất thu được. Loại hình cơng cụ đồng đa dạng, gồm nhiều kiểu loại khác nhau, trong đó có thể thấy rìu đồng là một loại cơng cụ có số lượng lớn nhất và phong phú về kiểu dáng. Ở Hải Dương, tỷ lệ rìu so với các cơng cụ khác là 28/69 hiện vật.

Rìu đồng Đơng Sơn đều thuộc loại rìu có họng tra cán, kiểu dáng lưỡi rất đa dạng, gồm có hai xu hướng là rìu có lưỡi khơng cân xứng (hay cịn gọi là rìu lưỡi xéo) và rìu có lưỡi cân xứng (rìu hình chữ nhật đứng và rìu xịe cân). Kiểu rìu lưỡi xéo là một trong những di vật đặc trưng của văn hóa Đơng Sơn và chiếm số lượng khá lớn trong các di tích. Trong 28 rìu đồng Đơng Sơn ở Hải Dương, có một số chiếc được trang trí hoa văn mơ típ chó săn hươu, chim bồ nơng và người chèo thuyền khá độc đáo và tiêu biểu, gồm các kiểu loại hiện đang lưu giữ tại Nhẫm Dương, như sau:

Loại rìu xéo gót vng ở Nhẫm Dương trang trí ở một mặt lưỡi với hình 1 con chó săn 2 con hươu ở phần dưới và 2 người đang múa, tay đang giang rộng ở phần trên. Ở một rìu khác, lưỡi rìu cịn được trang trí hoa văn hình học Đơng Sơn. Loại rìu trang trí dạng này khá giống với những chiếc rìu được khai quật ở địa điểm Làng Cả (Việt Trì, Phú Thọ). Chiếc rìu xéo gót trịn có trang trí hai mặt lưỡi, một mặt trang trí hình hươu, một mặt lưỡi khác trang trí hình chim bồ nơng có mỏ dài đang đứng.

Rìu hình bia

Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường: Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd.

Hình hươu và chim được khắc họa nhiều trên đồ đồng Đông Sơn, nhưng cách thể hiện như trên chiếc rìu đồng Nhẫm Dương khá hiếm gặp trong đồ đồng Đông Sơn, được thể hiện khá chi tiết và sinh động.

Rìu xéo gót vng, một mặt trang trí hình hươu và một mặt trang trí hình chim bồ nơng

Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường: Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd

Loại rìu xéo gót trịn cũng rất đa dạng về kiểu mũi và gót, chỉ giống nhau ở phần miệng họng hơi xiên chéo về phía gót và đều có lỗ tra đinh chốt cán. Hiện trạng những chiếc rìu xéo gót trịn này với những vết cong vênh ở mũi, vết sứt mẻ ở lưỡi và sự mài mịn khác nhau ở gót trịn, cho thấy chúng đã được sử dụng vào các công việc hằng ngày như chặt cây, đẵn khúc, bổ củi, chẻ nan và chắc hẳn còn được dùng để chế tạo những chiếc quan tài độc đáo từ các thân cây lớn. Loại rìu này phát hiện được nhiều ở văn hóa Đơng Sơn - loại hình sơng Mã và là loại cơng cụ sản xuất đặc trưng của khu vực này. Sự có mặt của chúng ở khu vực sơng Hồng, trong đó có Hải Dương chắc hẳn do giao lưu mà có1.

Rìu xéo gót trịn

Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường: Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd

Rìu xéo gót nhọn có kích thước nhỏ, có lỗ tra cán ở phần họng, được trang trí đường chỉ nổi bao quanh miệng họng tra cán và ở vị trí phân biệt họng và lưỡi. Đây là loại hình rìu xéo đặc trưng của văn hóa Đơng Sơn loại hình sơng Hồng, đã được phát hiện nhiều ở Hải Dương.

1. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Văn hóa Đơng Sơn ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr.63. hội, Hà Nội, 1994, tr.63.

Rìu xéo gót nhọn

Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường: Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd

Rìu hình chữ nhật đứng, mặt cắt dọc rìa lưỡi vát đều, miệng họng tra cán hình bầu dục, có chiếc được trang trí hoa văn đường gân nổi ở phần mặt lưỡi gần họng1.

Rìu hình chữ nhật

Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường: Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd

Rìu xịe cân, miệng họng tra cán hình chữ nhật hoặc hình thang cân, có lỗ chốt cán. Đặc điểm nổi bật là lưỡi xòe rộng cong nhẹ, có chiếc hai đầu mũi cong lên chút ít, có chiếc được trang trí hoa văn hình chữ nhật, bên trong có đường chỉ nổi vạch ngắn. Loại rìu này đã phát hiện được ở địa điểm Đơng Sơn, Rú Dầu (Thanh Hóa), Sơn Tây, Hà Đơng, Chiền Vậy, Vinh Quang (Hà Nội), Làng Cả, Gò De, Phượng Cách (Phú Thọ) và Hợp Minh (Yên Bái).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)