Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Văn hóa Đơng Sơn ở Việt Nam, Sđd, tr.257-274.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 164 - 165)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

1. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Văn hóa Đơng Sơn ở Việt Nam, Sđd, tr.257-274.

* Hải Dương trong công cuộc dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc:

Từ buổi đầu lập nước, lịch sử Hải Dương cũng như lịch sử Việt Nam đều được bao phủ bởi huyền thoại, truyền thuyết về nguồn gốc của dân tộc mình1.

Những huyền thoại, truyền thuyết về buổi đầu dựng nước hiện còn được lưu giữ trong các tài liệu của người Việt và một số tộc người cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Sau thời kỳ nguyên thủy, các bộ lạc sống trên lãnh thổ Việt Nam dần dần đạt thêm các tiến bộ to lớn hơn trong đời sống kinh tế - xã hội, do đó cũng tiến thêm những bước tiến mới trong nhận thức về tự nhiên và xã hội. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất đoán định vào thời kỳ này, ở Việt Nam đã dần hình thành một hệ thống thần thoại hoàn chỉnh, từ thần thoại suy nguyên chỉ giải thích các hiện tượng của tự nhiên tiến lên thần thoại văn hóa, thần thoại sáng tạo giải thích nguồn gốc giống nịi, nguồn gốc tổ tiên, địa vực cư trú, ca ngợi các kỳ tích anh hùng dựng nước và giữ nước2.

Địa bàn Hải Dương hiện nay được tư liệu lịch sử ghi là thuộc bộ Dương Tuyền - một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang thời các Vua Hùng. Phạm vi của bộ Dương Tuyền rộng hơn ranh giới hành chính của tỉnh Hải Dương hiện nay. Trong phạm vi đó, khảo cổ học đã phát hiện được những chứng tích vật chất tin cậy về thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc - thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương, tương ứng thời đại đồ đá và kim khí. Thời tiền sử và sơ sử ở Hải Dương gắn bó chặt chẽ theo quy luật chung của lịch sử dân tộc.

Người Hải Dương có mặt từ thời đại đồ đá với những phát hiện hóa thạch động vật trong lớp trầm tích thế Cánh tân, cách ngày nay 50.000 - 30.000 năm ở Nhẫm Dương. Cũng tại đây, cịn phát hiện được cơng cụ đá cuội và di cốt người chưa hóa thạch thuộc văn hóa đồ đá mới, cách ngày này khoảng trên 1. Xem Lương Ninh (Chủ biên): Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012; George Samsom: Lịch sử Nhật Bản, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr.27-68; Ngơ Vĩnh Chính - Vương Miễn Quý (Chủ biên): Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 1994, tr.84-110; Viện Nghiên cứu văn hóa: Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,

2009, t.III.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 164 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)