ĐỊA DANH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 53)

1. Vùng đất Hải Dương trước năm 905

Trong lịch sử vùng đất Hải Dương đã định hình gắn liền với vùng đất đồng bằng Bắc Bộ, là hạt nhân lịch sử và văn hóa trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với địa hình đa dạng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ động, thực vật phong phú đáp ứng nhu cầu cư trú, sinh sống của con người, ngay từ buổi đầu thời tiền sử con người đã chọn vùng đất này làm nơi tụ cư hình thành nên những nhóm cư dân đầu tiên trên vùng đất Hải Dương. Theo tư liệu khảo cổ học cho biết, với những núi không cao, nhiều hang động tạo thuận lợi cho việc tạo dựng nơi cư trú trên vùng đất Nhẫm Dương (phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn), đã để lại dấu vết của con người vào thời kỳ đồ đá. Đây là những nhóm người thuộc nền văn hóa Hịa Bình tỏa xuống từng bước chiếm lĩnh, khai phá vùng đồng bằng. Họ sinh sống chủ yếu bằng kinh tế khai thác, săn bắn và hái lượm làm phương kế sinh tồn và phát triển. Những nhóm người đầu tiên ở Nhẫm Dương đã đặt nền móng góp phần hình thành nhà nước tộc người buổi ban đầu. Theo lịch sử ghi lại, thời kỳ dựng nước buổi đầu của người Việt là Nhà nước Văn Lang. Nhà nước Văn Lang ban đầu là sự tập hợp của những cộng đồng sinh sống liên quan hình thành trên địa bàn nước ta với 15 bộ1 và có cương vực được cho biết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này đông giáp biển 1. Hiện nay, ghi chép từ các nguồn sử liệu về thời Hùng Vương có 15 bộ hay 14 bộ cùng tên gọi một số bộ chưa thống nhất, tham khảo thêm:

- Tác giả khuyết danh đời Trần thế kỷ XIV: Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch, Nxb. Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây, 2005, tr.17. Nxb. Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây, 2005, tr.17.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)