Trong sách Nam phương thảo mộc trạng của Kê Hàm có viết về việc dùng xơ thân chuối để dệt thành vải của người Giao Chỉ Tiếc rằng, khảo cổ học vẫn chưa tìm thấy dấu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 154 - 157)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

1. Trong sách Nam phương thảo mộc trạng của Kê Hàm có viết về việc dùng xơ thân chuối để dệt thành vải của người Giao Chỉ Tiếc rằng, khảo cổ học vẫn chưa tìm thấy dấu

chuối để dệt thành vải của người Giao Chỉ. Tiếc rằng, khảo cổ học vẫn chưa tìm thấy dấu vết của loại vải xơ thân chuối này.

Hải Dương có nguồn khống sản dồi dào và có trữ lượng lớn. Kết quả nghiên

cứu địa chất và khoáng sản ở Hải Dương cho biết, nhóm khống sản khơng kim loại và khống chất cơng nghiệp: gồm sét chịu lửa, kaolin, keratophia, cát thủy tinh, thạch anh tinh thể, đơlơmít, canxít và talc. Trong nhóm khống sản này có giá trị là sét chịu lửa, kaolin, keratophia và đơlơmít. Mỏ sét chịu lửa trữ lượng đạt 8,478 triệu tấn. Mỏ kaolin Phao Sơn và Minh Tân trữ lượng đạt 10,04 triệu tấn. Mỏ keratophia phân bố ở phía đơng bắc thị xã Kinh Mơn trữ lượng đạt 5,9 triệu tấn. Mỏ đơlơmít phân bố ở Minh Tân, thị xã Kinh Môn trữ lượng đạt 20 triệu tấn. Nguồn nguyên liệu dồi dào đã giúp nghề gốm ở Hải Dương hình thành từ rất sớm và phát triển rực rỡ cho đến tận ngày nay.

Tại các di chỉ Đồi Thông, Duy Tân, Dược Sơn, Hoàng Lại và Nhẫm Dương, đồ gốm phát hiện được đều là các mảnh vỡ, nhưng trong các mộ thuyền ở La Đôi, Nghĩa Vũ, Vũ Xá và Đông Quan..., đã phát hiện được nhiều đồ đựng còn nguyên với nhiều kiểu dáng khác nhau như nồi, vị, âu, bình... Các đồ đựng này chủ yếu có miệng loe, hoa văn trang trí chủ yếu là văn thừng, chiếm trên 50% tổng số hoa văn trang trí. Ở một vài đồ đựng dáng đẹp, vết thừng khá mịn và đập đều trên thân. Có những đồ đựng dấu thừng đập lộn xộn và khá thơ. Ngồi ra, cịn có văn chải trên phần vai hoặc đắp thêm gờ nổi ở phần cổ đồ đựng dạng nồi, vị. Có khi trên gờ được vạch thêm bằng những đường song song, trông như chuỗi hạt chạy quanh cổ đồ đựng, tạo cho đồ đựng vừa duyên dáng, vừa sống động. So với các giai đoạn trước, nhìn chung nghệ thuật tạo hoa văn trang trí trên đồ gốm lúc này đơn điệu hơn nhiều. Hẳn là đồ đựng bằng đồng đã phát triển, tuy vẫn chưa thay thế được toàn bộ đồ gốm, đồ đan... nhưng chắc chắn chúng đã giành được vị trí ưu tiên trong nghệ thuật trang trí. Đó là lý do mà đồ gốm mất dần cách tạo hoa văn theo lối khắc vạch cầu kỳ. Mặt khác, đồ gốm lúc này đã nhiều và trở thành đồ đựng thông dụng hằng ngày. Trong các lễ nghi, người ta thích dùng đồ đựng bằng đồng hơn và do yêu cầu của việc trao đổi buôn bán, đồ gốm cần được sản xuất nhanh, nhiều, ít cơng lao động, nên về mặt mỹ thuật phần nào ít được chú ý.

* Đời sống văn hóa:

Nhờ những tiến bộ vượt bậc trong nền kinh tế và trong tổ chức xã hội, đời sống văn hóa thời kỳ văn hóa Đơng Sơn đã có những thay đổi và chuyển biến lớn lao.

- Văn hóa vật chất:

Thơng qua các di tích, di vật khảo cổ học phát hiện được, chúng ta có thể phác thảo được bức tranh toàn cảnh về đời sống vật chất và tinh thần của người Đông Sơn ở Xứ Đơng - Hải Dương. Với những chiếc rìu mài lưỡi, chày nghiền, bàn mài “Hạ Long”, “dấu Bắc Sơn” của văn hóa Hịa Bình, Bắc Sơn cách ngày nay khoảng một vạn năm tìm được ở Nhẫm Dương, Duy Tân, Kính Chủ (thị xã Kinh Mơn) cho đến những chiếc mũi khoan, đồ trang sức bằng đá quý, đồ gốm xốp trong các làng định cư ven biển trên đảo Cát Bà thuộc hậu kỳ đồ đá mới - sơ kỳ kim khí, cách ngày nay khoảng 4.500 - 4.000 năm, đã cho thấy sự có mặt của cư dân cổ nơi đây từ khá sớm. Nếu như những chứng cứ vật chất tại nơi cư trú của cư dân giai đoạn này cịn đơn giản, thì đến giai đoạn sau, với sự xuất hiện của đồ đồng, cùng với rìu đá nhỏ hay nồi gốm thơ dạng Phùng Nguyên ở một số địa điểm thuộc thị xã Kinh Mơn và thành phố Chí Linh cho phép xác nhận những hoạt động của cư dân kiểu Tràng Kênh, Đầu Rằm, Đồng Vơng, Bãi Tự... ở vùng này. Đó là những cộng đồng dân cư trồng lúa ở thềm cao, khai thác gỗ và đá làm công cụ, đồ trang sức kết hợp với khai thác thủy hải sản theo mùa. Cách ngày nay khoảng 2.500 năm, người Việt cổ ở Hải Dương đã biết khai hoang lập làng nơng - chài ven những chân gị đồi, núi đá gần sông, ven đầm, hồ quanh năm đầy nước hay trên các bãi đất cao kề biển. Theo thư tịch cổ thì đây là địa vực của bộ Dương Tuyền, một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang thời các Vua Hùng. Nhà nước này dựa trên nền tảng vật chất là nền văn hóa Đơng Sơn. Nghiên cứu đời sống của cư dân Văn Lang cũng chính là nghiên cứu về văn hóa Đơng Sơn và ngược lại. Trong các di tích Đơng Sơn ở Hải Dương chưa phát hiện được bằng chứng trực tiếp về lúa gạo, song căn cứ vào những nơng cụ tìm được như những chiếc mai hay xẻng đá lớn ở di chỉ Hàm Ếch, chiếc mai đồng ở Nhẫm Dương, những hòn ghè ở Duy Tân và Nhẫm Dương... là những dụng cụ dùng trong canh tác và chế biến lương thực, thực phẩm. Nguồn lương thực chính là thóc gạo. Bên cạnh đó cịn có các cây cho củ cho bột như bột báng (quang lang),... Cơm gạo được nấu trong nồi, lam trong ống, đồ trong chõ hay rang thành bỏng. Ngồi ra, cịn được chế biến thành các loại bánh, như bánh chưng, bánh giầy,... Nguồn thực phẩm là các loại rau củ, quả hạt, các loại cá nước ngọt, nước lợ, mước mặn, các loại tôm tép, trai, ốc, trùng trục,... Thêm vào đó là thịt thú rừng do săn bắn đưa lại và thịt của các gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà,... Cùng với nguồn thực phẩm như vậy,

còn các loại hương liệu, gia vị như gừng, mắm, trầu cau, đất hun1. Từ những nguồn thức ăn phong phú trên, người thời này đã biết chế biến theo nhiều cách: ăn tươi, ăn sống (ăn gỏi), đốt, nướng trên than hay luộc, nấu, hấp,...

Về thức uống, những chiếc chén có hai tai hoặc khơng có tai... gợi ý về hình thức uống nước, rượu như thư tịch và truyền thuyết đã nhắc đến. Còn một cách uống độc đáo của người Việt cổ nữa là uống bằng mũi. Theo tài liệu dân tộc học, người Xá ở vùng Tây Bắc nước ta gần đây vẫn có tục hít nước cay bằng mũi và dùng vỏ quả bầu để đựng. Tư liệu này cho chúng ta những gợi ý lý thú về công năng của những vỏ quả bầu phát hiện trong các mộ thuyền Vũ Xá và Đơng Quan. Những vết tích nụ chè phát hiện trong mộ thuyền La Đôi, hạt trám trong mộ thuyền Đông Quan, hạt vải chua trong mộ thuyền Kiệt Thượng... đã cho biết thành phần ăn uống vốn rất phong phú, đa dạng của cư dân Đông Sơn ở Xứ Đông xưa.

Những dấu vết vải trong mộ thuyền tìm thấy ở Hải Dương và những hình người trên trống đồng, thạp đồng, tượng đồng và một số đồ đồng khác với những trang phục khác nhau cho phép tìm hiểu về trang phục, trang sức và đầu tóc của người Việt cổ thời Đơng Sơn. Thời kỳ này, con người đã ăn mặc đàng hồng. Hình ảnh người phụ nữ qua khối tượng ở chuôi kiếm ngắn cho biết khá rõ cách ăn mặc của phụ nữ quý tộc. Trên đầu trùm khăn chóp nhọn, mặc bên trong là áo ngắn xẻ ngực, bên ngoài váy dài đến gót chân, phía trước và sau váy có miếng vải dài làm đệm. Phụ nữ lao động thì mặc váy quấn, váy qy. Đàn ơng thơng thường đóng khố dây đuôi ngắn hoặc dài. Các loại trang phục này đều bằng vải với nhiều kiểu dệt khác nhau, có loại sợi to, có loại sợi nhỏ.

Người thời này hẳn đã có bộ trang phục riêng dùng trong những ngày lễ hội. Hình người nhảy múa trên mặt, trên tang trống đồng cho thấy nam và nữ đều mặc váy xịe, mũ có cắm đầy lơng chim. Cịn phải kể đến những chiếc khóa thắt lưng được tìm thấy ở mộ thuyền Kiệt Thượng. Khi chiến đấu, các chiến binh đeo tấm che ngực với những đường nét hoa văn tinh xảo. Đáng chú ý là vào thời kỳ này, người ta rất thích dùng đồ trang sức để tăng thêm vẻ đẹp cho mình. Nam cũng như nữ đều đeo khuyên tai, vòng tay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 154 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)