Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.208-215.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 137 - 138)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

1. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.208-215.

Ở Hải Dương chưa tìm được các dụng cụ thu hoạch như liềm, hái, nhíp, dao... nhưng đã phát hiện được ở nhiều địa điểm khảo cổ như: Gị Mun, gị Chùa Thơng, Thiệu Dương, Đình Tràng. Có người gọi là nhíp, người gọi là hái, người gọi là vằng. Trên các trống đồng Đông Sơn, trước hết là loại H1-Heger, như trống Ngọc Lũ có hai cảnh người giã gạo, mỗi cối có 2 người giã bằng chày tay. Cảnh giã gạo này tồn tại cho đến những ngày trước Cách mạng Tháng Tám ở khắp làng quê Việt Nam.

Cùng với những nông cụ trên, trong các di tích Đơng Sơn ở Hải Dương cịn tìm được một số loại hình di vật khác có liên quan nhất định đến quy trình sản xuất, chế biến hay tích trữ lương thực, thực phẩm. Đồ đồng đã phát hiện được dụng cụ để đựng và tích trữ lương thực như thạp, thố; đồ đun nấu như nồi; đồ dùng cho ăn uống như bát, đĩa, mi, thìa,... Đồ gốm có nồi, vị, bát, âu, bình,...

Trong các di chỉ cư trú Đông Sơn ở Hải Dương cũng như trong các mộ thuyền, các nhà khảo cổ học chưa tìm thấy hạt thóc gạo. Có thể chúng đã q quen thuộc nên khơng chơn theo, cũng có thể do tập tục và cũng có thể lúa gạo đã bị hủy hoại theo thời gian. Tuy nhiên, thóc gạo đã khá phổ biến trong các di tích Đơng Sơn như các di chỉ Làng Cả (tỉnh Phú Thọ), Đình Tràng (thành phố Hà Nội), Đơng Tiến (tỉnh Thanh Hóa), Làng Vạc (tỉnh Nghệ An).

Tư liệu vật thật trên đây phù hợp với thư tịch cổ ghi chép về nghề nông, thời vụ làm nông trên địa bàn tụ cư của người Đông Sơn. Thư tịch cổ nhất nhắc đến việc trồng lúa của người Việt cổ là sách Giao Châu ngoại vực ký, thế kỷ IV, được dẫn lại trong Thủy kinh chú của Lịch Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy. Sách có đoạn viết: “Ngày xưa lúc Giao Chỉ chưa có quận huyện, đất có lạc điền, ruộng này theo thủy triều lên xuống mà làm. Dân khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là lạc dân, đặt Lạc vương, Lạc hầu làm chủ các quận huyện,...”. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, ruộng lạc là ruộng nước1. Sách Thủy kinh chú quyển XXXVI đã dẫn lại đoạn chép trong sách Dị vật chí của Dương

Phù thời Đơng Hán soạn (đã thất truyền), có đoạn chép rằng: “Đất Giao Chỉ, Cửu Chân có ruộng lúa trắng, tháng 7 làm tháng 10 chín, tháng 12 làm tháng 4 chín, đó là lúa hai mùa... Lúa sớm, lúa muộn, tháng nào cũng tốt”. Cùng với tư liệu khảo cổ và thư tịch trên, liên quan đến cây lúa, nghề trồng lúa và chế biến từ lúa, truyền thuyết còn lưu truyền câu chuyện bánh chưng bánh giầy,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)