Dân số thời đại đồ sắt của vùng Bắc Bộ, theo Tiền Hán thư, cuối thế kỷ II Tr.CN, dân số Âu Lạc có hơn 400.000 người Theo tư liệu điều tra dân số của thời Hán thu thập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 104 - 105)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

2. Dân số thời đại đồ sắt của vùng Bắc Bộ, theo Tiền Hán thư, cuối thế kỷ II Tr.CN, dân số Âu Lạc có hơn 400.000 người Theo tư liệu điều tra dân số của thời Hán thu thập

dân số Âu Lạc có hơn 400.000 người. Theo tư liệu điều tra dân số của thời Hán thu thập trong thế kỷ II SCN, vùng Bắc Bộ là vùng có dân số đơng nhất với tổng số dân ước tính cho lãnh thổ thời sơ sử của Việt Nam là 981.735 người trong 143.643 hộ gia đình. Đối với vùng châu thổ sơng Hồng, dân số ước tính có khoảng hàng chục nghìn người, nếu khơng phải là hàng trăm nghìn người sinh sống sau khi Cổ Loa được thành lập trong ba thế kỷ.

hủy hoại của thiên nhiên và nhu cầu sản xuất, xây dựng hiện đại, đã phá hủy khơng nhỏ những dấu tích cịn lại của cư dân Đơng Sơn trên đất Hải Dương. Các làng cổ thuộc văn hóa Đơng Sơn ở Hải Dương khá mật tập, sầm uất và phong lưu, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, từng bước xây dựng cơ sở vật chất, tạo lập tiền đề vững chắc góp phần cho q trình hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, cụ thể như sau:

Thị xã Kinh Mơn thuộc phía đơng bắc của tỉnh Hải Dương, giáp với thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và huyện Thủy Ngun, thành phố Hải Phịng, đều thuộc Xứ Đơng xưa. Đây là khu vực miền núi của Hải Dương, nơi có nhiều hang động được khảo sát và xếp hạng như: động Kính Chủ, động Hàm Long, Tâm Long và hang Đốc Tít. Tại những khu vực đất cao ven đồi núi, cạnh thung lũng và sơng ngịi, đã phát hiện được 3 di chỉ cư trú thuộc văn hóa Đơng Sơn là Đồi Thông (xã Lê Ninh), Duy Tân, Nhẫm Dương (phường Duy Tân) và một bộ sưu tập hiện vật Đông Sơn ở Hang Dê liền kề với di tích Nhẫm Dương.

Địa điểm Đồi Thông phân bố cạnh đường 186, đoạn đi bến Triều (bến đị đi Đơng Triều), thuộc thơn Lê Xá, xã Lê Ninh, thị xã Kinh Môn. Đây là khu vực núi đất pha đá sỏi với những thung lũng, sơng ngịi dày đặc, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho con người cư trú. Đồi Thông được phát hiện vào năm 1976, tại khu đất gần chân đồi phía đơng bắc thơn Lê Xá. Sưu tập đồ đồng phát hiện được gồm: mũi tên đồng, giáo đồng, rìu đồng và nồi nhỏ. Hiện nay, ở Bảo tàng tỉnh Hải Dương lưu giữ 2 giáo đồng và ở thị xã Kinh Môn lưu giữ 3 giáo và 1 rìu đồng Đồi Thơng1.

Địa điểm Duy Tân phân bố ở phường Duy Tân, thuộc miền núi phía đơng bắc của thị xã Kinh Môn. Di chỉ được phát hiện khi nhân dân khai thác đá tại Thung Thóc và Hang Giữa ở núi Công đã thu được một số hiện vật đá và đồng. Sưu tập hiện vật gồm: 8 hiện vật đá (2 rìu đá, 2 đục đá, 1 hịn ghè, 1 bàn mài, 1 lõi vòng và 1 quả cân hình chóp nón) và 2 rìu đồng, trong đó có 1 chiếc hình chữ nhật và 1 chiếc có vai, cả hai đều có họng tra cán. Hiện bộ sưu tập hiện vật này đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương2.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)