Những dấu tích con người trên vùng đất Hải Dương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 82)

I- HẢI DƯƠNG THỜI TIỀN SƠ SỬ

2. Những dấu tích con người trên vùng đất Hải Dương

a) Diện mạo Hải Dương thời tiền sử

Hải Dương nằm ở phía đơng đồng bằng Bắc Bộ, được bồi đắp bởi phù sa của sơng Hồng và sơng Thái Bình. Đặc điểm nổi bật của Hải Dương là môi trường sơng nước, vừa mang đặc điểm điển hình của đồng bằng Bắc Bộ lại vừa có đặc điểm riêng. Do quá trình hình thành, kiến tạo về mặt địa chất lâu dài và phức tạp, dấu vết hoạt động của biển để lại những ngấn nước trên vách núi đá vôi cịn được bảo tồn khá tốt trong mơi trường hang động karst ở Hải Dương tại động Thánh Hóa và động Kính Chủ (thị xã Kinh Mơn). Ở động Thánh Hóa, phía sau chùa Nhẫm Dương, cịn thấy trần hang khá bằng phẳng - dấu tích bào mịn trần hang do sóng biển trong điều kiện hang hàm ếch thời xa xưa, khi nơi đây cịn ngập chìm trong sóng biển thời kỳ Pleistocene muộn (khoảng 125.000 - 10.000 năm cách ngày nay). Dưới mức trần hang, còn thấy rõ ba ngấn biển cổ được lưu dấu ấn khá rõ. Điều đó chứng tỏ mực nước biển dừng lại lâu, khơng chỉ một lần. Hiện tượng này cịn thấy ở động Kính Chủ, động Mẫu, động Ngũ Thủy ở Kinh Môn. Những ngấn biển trên vách các hang động ở Kinh Môn cho biết, khoảng 100.000 năm trước, cảnh quan biển đảo với những hịn đảo đá vơi nhấp nhơ trên sóng biển, cùng với những đàn cá bơi giỡn sóng lúc triều lên,... chẳng khác gì so với các đảo trong Vịnh Hạ Long ngày nay. Cùng với những ngấn biển, trong trầm tích các hang động, hay lịng đất khu vực chân núi đá vôi, khảo cổ học đã phát hiện được lớp vỏ nhuyễn thể sống trong môi trường nước mặn, nước lợ như hàu, ngao, ốc,... Đây là những chứng tích sinh vật minh chứng cho những giai đoạn biển tiến ở khu vực trong thế Toàn tân1.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)