Xem Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh: Trống Đông Sơn,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 143 - 144)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

1. Xem Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh: Trống Đông Sơn,

Trống làng Gọp I và Gọp II thuộc trống Đông Sơn nhóm B kiểu B3, niên đại khoảng thế kỷ III Tr.CN đến thế kỷ I SCN1.

Một phát hiện khá lý thú về trống đồng và thạp đồng ở Hải Dương, đó là trường hợp trống và thạp thơn Hồng Lại. Khi phát hiện, trống nằm úp mặt xuống, chân ngửa lên, bên trong đựng 1 chiếc thạp và đầy đất. Trống có hình dáng cân đối, thân chia 3 phần: tang phình, thân thẳng đứng, chân chỗi. Kích thước trống cao 42cm, đường kính mặt 52cm, đường kính chân 57cm, nặng 22kg. Mặt trống, chính giữa là ngơi sao 12 cánh, cánh sao hơi mập, xen giữa các cánh có họa tiết hoa văn lơng cơng. Từ trong ra ngồi, mặt trống có 7 vành hoa văn, gồm: những vịng trịn chấm giữa có tiếp tuyến ngược chiều nhau, hình chữ S gãy khúc, vạch ngắn song song, chấm nổi nhỏ và trung tâm là vành có 4 con chim bay ngược chiều kim đồng hồ, chỉ còn 3 con do mặt trống bị vỡ. Tang trống có 2 vành hoa văn chính, phần trên tiếp giáp với mặt trống là 2 băng vạch ngắn song song, phía dưới, điểm gần giáp với quai trống có 2 đường chỉ trơn chạy vịng bao lấy tang trống. Lưng trống, hình viên trụ có 8 băng hoa văn hình học kiểu hình chữ nhật đứng tạo thành nhóm, cứ 2 hình chữ nhật trơn lại đến 2 hình chữ nhật có vạch chéo song song kiểu hình xương cá đối xứng nhau chạy xung quanh thân. Phía dưới các băng hoa văn hình học chữ nhật này là 2 vành hoa văn vạch ngắn song song và 1 đường chỉ trơn để phân biệt với chân trống. Trống có 4 quai chia thành 2 cặp đối xứng, mặt quai trang trí văn thừng bện hình bơng lúa, khoảng cách giữa 2 quai là 13cm và khoảng cách giữa 2 cặp quai là 46,5cm. Chân trống chỗi hình nón cụt, cao 11cm, đường kính chân 57cm. Tồn bộ chân trống để trơn khơng trang trí hoa văn2.

Trống thơn Hồng Lại có kích thước, hình dáng và hoa văn trang trí tương tự như trống làng Gọp I và II, thuộc trống Đơng Sơn loại I, nhóm B kiểu B3, niên đại từ thế kỷ IV Tr.CN đến thế kỷ I SCN.

Những chiếc thạp đồng phát hiện ở Hải Dương đều là thạp không nắp. Trong số thạp đồng đã phát hiện, thạp thơn Hồng Lại cịn ngun vẹn hơn cả. 1. Xem Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh: Trống Đông Sơn, Sđd, tr.93-94.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)