Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Tập 2: Thời đại kim khí

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 99 - 103)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

3. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Tập 2: Thời đại kim khí

Chương Mỹ vòng lên Đan Phượng, Hà Nội rồi sang Phả Lại, Hải Dương ngày nay. Mực nước biển cao hơn hiện nay khoảng 4m. Với mực nước biển này, các cư dân văn hóa tiền Đơng Sơn chủ yếu cư trú ở trung du, có một bộ phận đã tiên phong tiến xuống khai phá vùng châu thổ Bắc Bộ, nhưng họ cũng chỉ chọn những khu đất cao rìa đồng bằng hoặc ven chân đồi núi để cư trú. Hải Dương vốn là vùng đất thấp trũng, còn lầy thụt, chưa phải là địa bàn thuận lợi cho cư dân tiền Đông Sơn cư trú, canh tác, nên việc chưa phát hiện được các di tích có tầng văn hóa cư trú của cư dân tiền Đơng Sơn cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, những sưu tập hiện vật tiền Đông Sơn đã được phát hiện tại Nhẫm Dương, Kính Chủ (thị xã Kinh Mơn) là những tín hiệu cho thấy, khả năng phát hiện được dấu vết tầng văn hóa cư trú của cư dân tiền Đơng Sơn chỉ cịn là thời gian.

Nhân dân thơn Nhẫm Dương và Kính Chủ đã phát hiện được một số đồ đá, như: rìu (tứ giác hoặc có vai), bơn, đục và một số hiện vật cho thấy dấu hiệu của việc chế tạo hoặc sửa chữa đồ đá tại chỗ, như chiếc bàn mài nhiều rãnh kiểu Hạ Long (thuộc sơ kỳ thời đại kim khí ở Quảng Ninh), những chiếc lõi vòng (phế thải của kỹ thuật khoan tách lõi làm vòng tay, khuyên tai) cùng nhiều mảnh tước tách ra từ cơng cụ nào đó vẫn cịn vết mài nhẵn... Những cơng cụ đá mang chức năng chặt cây rừng, khai hoang, lập làng. Các nhà khảo cổ học đã tiến hành thực nghiệm, dùng những lưỡi rìu đá tứ giác có kích thước lớn, tìm được ở di chỉ Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) để chặt cây xoan có đường kính khoảng 20cm chỉ mất thời gian khoảng 20 phút. Sự có mặt của rìu đá, cuốc đá kích thước lớn đã minh chứng cho một giai đoạn người Việt cổ kéo đến Kinh Môn để khai hoang lập ấp tại khu vực đồng bằng quanh những quả núi đá vôi ở Nhẫm Dương và Kính Chủ.

Năm 2017, tại Hang Dê, khu Bích Nhơi, thị trấn Minh Tân, đã phát hiện và khai quật ngôi mộ cổ được phủ một lớp nhũ đá. Theo vị trí của xương cốt, người chết được chôn nằm co dựa vào vách đá, đồ tùy táng là 2 nồi gốm, ngồi ra khơng có hiện vật nào khác. Các nhà khảo cổ học đoán định đây là gốm thô của giai đoạn sơ kỳ thời đại kim khí. Những hiện vật gốm manh nha cho biết cư dân Hải Dương buổi đầu đã có nghề thủ cơng sản xuất đồ gốm phục vụ cho cuộc sống. Những di vật giai đoạn này tuy chưa nhiều và chất liệu chỉ là đá

và đất nung, nhưng loại hình khá phong phú, gồm cơng cụ sản xuất (mai hoặc xẻng, cuốc, rìu, bàn mài), đồ trang sức (vịng và lõi vịng), đồ sinh hoạt hằng ngày có nồi gốm. Những phát hiện này đã hé mở tiềm năng khảo cổ học sơ sử Hải Dương và hy vọng trong thời gian tới sẽ có thể có nhiều tư liệu hơn, nhất là có thể tìm được dấu vết cư trú, một tầng văn hóa của di chỉ giai đoạn này chẳng hạn.

Trong địa vực của Xứ Đông xưa, tại vùng chân núi đá vôi hay những cồn cát cao ven biển, khảo cổ học đã phát hiện được một số di tích thuộc giai đoạn văn hóa này. Đó là các di tích Cái Bèo (lớp trên), Bãi Bến thuộc hậu kỳ thời đại đá mới - sơ kỳ thời đại kim khí, có niên đại khoảng 4.500 năm cách ngày nay ở trên đảo Cát Bà; di chỉ Tràng Kênh (huyện Thủy Nguyên) thuộc bình tuyến văn hóa Phùng Nguyên - sơ kỳ thời đại kim khí châu thổ sơng Hồng, niên đại khoảng 3.400 năm cách ngày nay.

Cư dân văn hóa Đồng Đậu kế thừa địa bàn cư trú của người Phùng Nguyên, nhưng có sự mở rộng về phía đồng bằng. Họ lựa chọn các đồi gò thuộc vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, thường là những quả gị khơng cao lắm, bên đầm hồ, ven lưu vực các con sông, như sông Hồng, sông Lô, sông Đà và sông Đuống thuộc các tỉnh, thành phố Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh ngày nay, trên một địa bàn trải rộng từ vùng đồi trung du cho tới miền cao của châu thổ sơng Hồng. Vùng đồng bằng thấp phía nam và đơng nam thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng duyên hải Đông Bắc như: Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh đều chưa phát hiện được dấu vết cư trú của cư dân văn hóa này.

Như đã biết, văn hóa Gị Mun ra đời từ văn hóa Đồng Đậu, do đó cư dân văn hóa Gị Mun thừa hưởng những thành quả của tổ tiên họ đã đạt được. Trong việc lựa chọn nơi cư trú, về cơ bản những di tích văn hóa Gị Mun được phát hiện cho đến nay, có phạm vi phân bố trùng khớp với địa bàn cư trú của cư dân Đồng Đậu và cũng có xu hướng mở rộng xuống vùng châu thổ những con sông lớn. Giống như người Đồng Đậu, cư dân văn hóa Gị Mun khơng chiếm lĩnh được toàn bộ vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Họ thường chọn những đồi gị thấp gần sơng suối và đầm hồ để cư trú trong phạm vi không rộng lắm ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội ngày nay, thuộc lưu vực sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Đuống và sông Đáy

hay bên bờ những dịng sơng nhỏ đã bị đổi dòng hay san lấp. Cho đến nay, khảo cổ học chưa phát hiện được những di tích văn hóa Gị Mun thuộc vùng trũng của châu thổ sơng Hồng như: Hải Dương, Hưng n, Hải Phịng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Tuy nhiên, đã phát hiện các di tích văn hóa Gị Mun phân bố khá tập trung ở ven sông Đuống thuộc Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Nội. Đây là những vùng đất màu mỡ, có điều kiện thuận lợi cho cư trú và sản xuất. Hy vọng trong tương lai, chúng ta sẽ phát hiện được các di tích văn hóa Gị Mun ở Hải Dương và những vùng đất trũng khác của châu thổ sông Hồng.

- Lớp người xây dựng Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc:

Văn hóa Đơng Sơn là nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất trong thời đại kim khí Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc Bộ và một số tỉnh Bắc Trung Bộ. Văn hóa Đơng Sơn có nguồn gốc bản địa, phát triển trực tiếp từ các văn hóa tiền Đơng Sơn, phân bố tập trung ở lưu vực ba sông lớn và cũng là ba loại hình chủ yếu là sơng Hồng, sơng Mã và sơng Cả. Mỗi loại hình đều có đặc trưng riêng biệt phản ánh sắc thái văn hóa của mỗi vùng, nhưng cuối cùng đều thống nhất ở đỉnh cao Đông Sơn, là cơ sở vật chất dẫn đến sự hình thành nhà nước Văn Lang và Âu Lạc ở Việt Nam. Văn hóa Đơng Sơn có niên đại kéo dài khoảng từ thế kỷ VIII - VII Tr.CN đến thế kỷ I - II SCN, phù hợp với hậu kỳ thời đại kim khí (hay cịn được gọi là giai đoạn sắt sớm ở Bắc Bộ Việt Nam) và bắt đầu có ảnh hưởng giao thoa với văn hóa Hán. Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, văn hóa Đơng Sơn có nhiều mối quan hệ, ảnh hưởng đến các nền văn hóa đồng đại trên lãnh thổ Việt Nam và khu vực.

Cho đến nay, đã phát hiện được 663 di tích văn hóa Đơng Sơn trên khắp miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ nước ta, trong khu vực liền khoảnh từ biên giới phía Bắc tới Đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) trên đủ mọi địa hình. Căn cứ vào thống kê các di tích văn hóa Đơng Sơn, có thể thấy rằng người Đông Sơn một mặt, tiếp tục định cư trên miền đất cũ kế thừa của các thế hệ cư dân trước đó, mặt khác, mở rộng khơng gian sinh tồn ra miền đất mới hoang sơ, mới tạo lập. Với 244 di tích văn hóa Đơng Sơn phân bố ở vùng đồng bằng, tuy khơng đều nhau, song ít nhiều ghi nhận dấu ấn

Đơng Sơn đã có mặt ở khắp các tỉnh, thậm chí cả ở vùng đất mới thành tạo như Hải Dương, Hưng n và Thái Bình1.

Tỉnh Hải Dương có 33 địa điểm với 37 di tích, trong đó có 3 địa điểm phát hiện được trống đồng ở hai huyện Tứ Kỳ và Thanh Hà; 7 địa điểm cư trú ở bốn huyện, thị, thành phố gồm: Kinh Mơn, Chí Linh, Ninh Giang và Kim Thành; 21 di tích mộ thuyền ở tám huyện, thị, thành phố gồm: thành phố Hải Dương, Kinh Mơn, Chí Linh, Kim Thành, Nam Sách, Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng và 4 sưu tập hiện vật ở Hang Dơi (thị xã Kinh Mơn), Quang Tiến (huyện Bình Giang), Gia Lương (huyện Gia Lộc) và La Đơi (huyện Nam Sách). Ngoài ra, ở khu đất gần cửa đình Phú Quân (xã Cẩm Định, huyện Cẩm Giàng), năm 1968, nhân dân đã phát hiện được sưu tập hiện vật Đông Sơn gồm: thạp đồng, giáo và mũi tên đồng. Rất đáng tiếc hiện nay các di vật này đã bị thất lạc2. Như vậy, các di tích văn hóa Đơng Sơn đã phát hiện được ở 10 huyện, thị, thành phố trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương (trừ thành phố Hải Dương và huyện Thanh Miện). Về mật độ và loại hình di tích, trong tổng số 37 di tích văn hóa Đơng Sơn, thành phố Chí Linh có 4 di tích (2 di chỉ cư trú và 2 di tích mộ thuyền); thị xã Kinh Mơn có 11 di tích (3 di chỉ cư trú, 7 di tích mộ thuyền và 1 sưu tập hiện vật); huyện Nam Sách có 6 di tích (5 mộ thuyền và 1 sưu tập hiện vật); huyện Kim Thành có 2 di tích (1 di chỉ cư trú và 1 di tích mộ thuyền); huyện Thanh Hà có 4 di tích (3 di tích trống đồng và 1 di tích thạp đồng); huyện Tứ Kỳ là nơi phát hiện được trống đồng Hữu Chung nổi tiếng; thành phố Hải Dương và huyện Bình Giang đều có 2 di tích (1 mộ thuyền và 1 sưu tập hiện vật); huyện Ninh Giang có 3 di tích (1 di chỉ cư trú và 2 di tích mộ thuyền) và huyện Cẩm Giàng có 2 di tích mộ thuyền văn hóa Đơng Sơn (khơng kể sưu tập đã thất lạc).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)