Những dấu tích con người trên lãnh thổ Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 79 - 82)

I- HẢI DƯƠNG THỜI TIỀN SƠ SỬ

1. Những dấu tích con người trên lãnh thổ Việt Nam

Lịch sử nhân loại được biết đến bắt đầu từ kỷ Đệ tứ hay kỷ Nhân sinh (kỷ thứ tư), gồm hai thế: Cánh tân (Pleistocene) và Toàn tân (Holocene). Thế Cánh tân được chia thành ba giai đoạn: sơ kỳ khoảng 1.800.000 - 700.000 năm cách ngày nay; trung kỳ khoảng 700.000 - 125.000 năm cách ngày nay; hậu kỳ khoảng 125.000 - 10.000 năm cách ngày nay. Về phương diện lịch sử, thời tiền sử của nhân loại bắt đầu từ kỷ Nhân sinh và kết thúc khi có chữ viết. Thời tiền sử được chia làm hai thời đại: thời đại đồ đá và thời đại đồ đồng. Thời đại đồ đá gồm thời đại đồ đá cũ và thời đại đồ đá mới, nằm trong thế Cánh tân. Thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt cho đến nay thuộc thế Toàn tân. Theo thời gian, ranh giới 10.000 năm cách ngày nay thường được các nhà khảo cổ học cho là kết thúc thời đại đồ đá cũ, mở đầu thời đại đồ đá mới. Thời đại đồ đồng bắt đầu khoảng 6.000 năm cách ngày nay và kết thúc khoảng 4.000 - 3.000 năm cách ngày nay. Tiếp đó là thời đại đồ sắt và bước vào thời kỳ lịch sử nhân loại.

Ở nước ta đã phát hiện được các di tích thuộc giai đoạn sơ kỳ, hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, cùng hệ thống các di tích sơ - trung - hậu kỳ thời đại đồ đá mới, thời đại kim khí và những hóa thạch cổ sinh có niên đại hậu kỳ thời đại đồ đá cũ. Đó là nguồn tài liệu tin cậy chứng minh quá trình phát sinh, phát triển của người nguyên thủy và các nhóm cư dân cổ Việt Nam đóng góp vào lịch sử nhân loại.

Thời đại đồ đá cũ là thời kỳ sớm nhất, dài nhất trong lịch sử nhân loại. Lịch sử Việt Nam bắt đầu bằng sự xuất hiện của người đứng thẳng (homo erectus) ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) và công cụ lao động của họ ở An Khê (Gia Lai) có niên đại khoảng 800.000 năm và Núi Đọ có niên đại khoảng 400.000 năm cách ngày nay, thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ. Hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, với sự xuất hiện của người khơn ngoan có tuổi từ 60.000 - 40.000 năm trước ở Thẩm Ồm (Nghệ An), Hang Hùm (Yên Bái), Nhẫm Dương, Kinh Môn (Hải Dương), Kéo Lèng (Lạng Sơn). Những công cụ đồ đá của họ mà chúng ta đã phát hiện được có sự chuyển biến mạnh mẽ, với hai truyền thống khác biệt là kỹ nghệ

công cụ mảnh ở Ngườm (Thái Nguyên), niên đại từ 23.000+200 - 23.000+100 đến 19.040+40 - 18.000+200 năm cách ngày nay và kỹ nghệ hạch thuộc hệ thống các di tích văn hóa Sơn Vi, niên đại khoảng 30.000 - 11.000 năm cách ngày nay.

Thời đại đồ đá mới với văn hóa Hịa Bình là đại diện tiêu biểu cho giai đoạn sơ kỳ, có niên đại từ 18.000 - 12.000 năm đến 12.000 - 7.000 năm cách ngày nay. Văn hóa Bắc Sơn đại diện cho giai đoạn trung kỳ, có niên đại 7.875+100 năm cách ngày nay. Hậu kỳ đồ đá mới ở nước ta đã phát hiện được các di tích thuộc văn hóa Mai Pha (vùng núi Lạng Sơn), văn hóa Hạ Long (vùng biển và hải đảo Quảng Ninh), văn hóa Bàu Tró (ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). Ở vùng núi: Tây Bắc có địa điểm Bản Mòn, Thọc Kim (Sơn La); Bắc Trung Bộ có địa điểm Quỳ Châu, Thẩm Ồm, Bản Don, Thẩm Hoi,... (miền Tây Nghệ An, Thanh Hóa); hang Minh Cầm, hang Rào, khe Toong, Quy Đạt,... (Quảng Bình); Tây Ngun có các di tích phân bố ở các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng như: Lung Leng, Buôn Triết và Biển Hồ,...

Trong khoảng thời gian dài của thời đại đồ đá, người tiền sử trên đất nước Việt Nam đã có sự tiến hóa về sinh học cơ thể, sáng tạo phương thức kiếm sống đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Trong hang Thẩm Ồm (Nghệ An) đã tìm thấy những chiếc răng người vừa có tính chất của người đứng thẳng (homo erectus) vừa có tính chất của người hiện đại (homo sapiens), báo hiệu q trình sapiens hố. Ở Hang Hùm (n Bái) đã phát hiện răng người homo sapiens. Niên đại trầm tích chứa răng người ở đây là 80.000 năm. Vùng đồng bằng Bắc Bộ cho đến nay, mới phát hiện duy nhất ở Kinh Môn (Hải Dương) trong động Thánh Hóa có xương răng người thuộc hậu kỳ Cánh tân và hóa thạch răng pongo (đười ươi), tê giác có niên đại từ 50.000 - 30.000 năm cách ngày nay.

Về phương thức kiếm sống, con người thời đại đồ đá phần lớn sống bằng săn bắt và hái lượm, hình thái kinh tế khai thác tự nhiên. Chỉ đến cuối thời đại này với “cuộc cách mạng đá mới”, con người mới tiến tới làm nông nghiệp với trồng trọt và chăn ni, hình thái kinh tế sản xuất song hành cùng kinh tế khai thác. Chúng ta chưa tìm được hạt những cây trồng được thuần dưỡng trong văn hóa Hịa Bình, cho nên chưa có chứng cứ chắc chắn cho sự ra đời của nền nơng nghiệp trong văn hóa Hịa Bình. Tuy nhiên, trong lớp trên của văn hóa Hịa Bình cũng như trong văn hóa Bắc Sơn đã có nhiều rìu mài lưỡi, những chiếc cuốc. Những chiếc rìu mài lưỡi này có thể liên hệ với việc phát

quang để trồng trọt, những chiếc cuốc có thể dùng trong việc xới đất. Như vậy, hẳn đã có nơng nghiệp trong văn hóa Bắc Sơn và cuối văn hóa Hịa Bình.

Về mặt tổ chức xã hội, trong thời đại đồ đá, người nguyên thủy đã tiến từ giai đoạn bầy người đến bộ lạc. Hiện nay, chưa biết chắc chắn ở Việt Nam vào thời gian nào của thời đại đồ đá thì bộ lạc được hình thành. Nhưng chắc chắn là vào hậu kỳ thời đại đồ đá mới, khi đã có những người làm nơng định cư thì các bộ lạc đã ra đời, sống thành các làng xóm - những cộng đồng cư dân đầu tiên.

Thời đại kim khí được phân thành hai thời kỳ: đồng thau và sắt sớm. Thời kỳ đồng thau gồm ba giai đoạn: sơ kỳ (khoảng 4.000 - 3.500 năm cách ngày nay); trung kỳ (khoảng 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay) và hậu kỳ (khoảng 3.000 - 2.800 năm cách ngày nay). Sơ kỳ thời đại đồng thau ở phía Bắc đại diện là hệ thống văn hóa Phùng Nguyên, miền Trung là hệ thống văn hóa Xóm Cồn, miền Nam là hệ thống các văn hóa Cầu Sắt/Phước Tân. Trung kỳ thời đại đồng thau ở phía Bắc đại diện là hệ thống các di tích văn hóa Đồng Đậu, miền Trung là hệ thống văn hóa Long Thạnh, miền Nam là hệ thống các di tích Bến Đị. Hậu kỳ thời đại đồng thau ở miền Bắc đại diện là hệ thống các di tích văn hóa Gị Mun, miền Trung là hệ thống văn hóa Bình Châu, miền Nam là hệ thống văn hóa Dốc Chùa, Cù Lao Rùa. Các di tích sơ kỳ thời đại đồng thau phát hiện được chủ yếu là đồ đá và gốm, đã xuất hiện xỉ đồng. Các di tích trung và hậu kỳ đồng thau có kỹ thuật đúc và chế tạo đồ đồng ngày càng phát triển, đồ đá suy giảm về số lượng, đồ gốm nhiều, nhưng ít chú ý chất lượng và mỹ thuật.

Thời kỳ sắt sớm hay văn hóa Đơng Sơn ở miền Bắc, văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và văn hóa Đồng Nai ở miền Nam có niên đại từ 800 - 700 năm Tr.CN đến thế kỷ I - II SCN, kỹ thuật chế tạo đồ đồng đạt đến đỉnh cao và đồ sắt bắt đầu xuất hiện. Thời kỳ này, hoạt động kinh tế sản xuất là chủ đạo, trong đó năng suất nơng nghiệp tăng cao, kỹ thuật luyện kim (màu và đen) đạt đỉnh cao, chế tác được hiện vật kích thước lớn, hoa văn tinh xảo như trống đồng, thạp, thố đồng,... và nhiều loại vũ khí, đồ trang sức và đồ dùng sinh hoạt khác. Từ các làng định cư nông - chài - thủ công lớn, đã xuất hiện các trung tâm kinh tế, văn hóa quy mơ của vùng, miền.

Về mặt xã hội, theo quy luật chung, chế độ công xã nguyên thủy phát triển cao nhất trong thời đại đồ đá mới và dần tan rã khi chuyển sang thời

đại kim khí. Những cơng cụ kim loại bằng đồng thau, rồi bằng sắt đã nâng cao năng suất lao động, phát triển cuộc sống cộng đồng, mở mang sự giao lưu, trao đổi, tăng thêm sản phẩm thặng dư, tạo ra tài sản tư hữu, dẫn đến sự phân hóa xã hội. Trên cơ sở tiến bộ về kinh tế, xã hội, trong các bộ lạc, quan hệ cộng đồng ngun thủy cũng được chuyển hóa theo hướng tích tụ của cải, hình thành quyền lực để mở đường cho sự kết thúc xã hội nguyên thủy và hình thành nhà nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)