Rìu bơn tứ giác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 87 - 88)

I- HẢI DƯƠNG THỜI TIỀN SƠ SỬ

4. Rìu bơn tứ giác

Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương

Thuộc đất Xứ Đông xưa, trên đảo Cát Bà (thuộc thành phố Hải Phòng hiện nay), từ trên 5.000 năm trước, đã có cư dân hậu kỳ đồ đá mới đến định cư lâu dài và liên tục cho đến sơ kỳ thời đại kim khí, tương đương với cư dân

văn hóa Hạ Long ở ven biển Quảng Ninh và cư dân Hang Dê, Kính Chủ và xung quanh động Thánh Hóa ở Hải Dương1.

Bức tranh thời tiền sử Xứ Đông - Hải Dương đã được phác thảo với những đường nét cơ bản bằng những phát hiện ở Nhẫm Dương (thị xã Kinh Môn) và hang Đá Trắng (đảo Cát Bà) thuộc hậu kỳ Pleistocene. Nét mờ khuất của bức tranh là giai đoạn sơ kỳ đá mới cần tiếp tục được đầu tư khảo sát, nghiên cứu trong tương lai. Nhưng đến giai đoạn hậu kỳ đá mới rồi chuyển tiếp sang sơ kỳ kim khí với những phát hiện vết tích con người trong tầng văn hóa cư trú cả ở hang động và ngồi trời, tại động Thánh Hóa, Kính Chủ, Hang Dê (thị xã Kinh Mơn), cùng với đồ đá xung quanh hang động Thánh Hóa và 5 di tích hang động, 7 di tích ngồi trời đã điền thêm những nét chấm phá mới với nhiều sắc màu, khiến bức tranh thời tiền sử ở Hải Dương rõ nét hơn, hòa chung vào dòng chảy thời kỳ tiền sử Việt Nam.

c) Đời sống của người tiền sử trên đất Hải Dương - Môi trường sống:

Những phát hiện về quần thể động, thực vật và con người thời tiền sử ở Hải Dương chưa nhiều, hơn nữa cũng chưa có mẫu khảo cổ học nào được phân tích bào tử phấn hoa, nên việc nghiên cứu để có hiểu biết nhất định về môi trường sống thời tiền sử thơng qua thành phần động, thực vật cịn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những phát hiện về xương cá voi, cá heo ở các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Bình Giang và bãi vỏ sị ở Mao Điền (huyện Cẩm Giàng), Đơng Bình (huyện Ninh Giang), đặc biệt là lớp nhuyễn thể dày trong địa tầng hang động Thánh Hóa ở Nhẫm Dương, Hang Dê (thị xã Kinh Môn) cùng với quần thể động, thực vật đa dạng ở đảo Cát Bà (Hải Phịng) đã cho thấy mơi trường cổ ở Xứ Đông - Hải Dương khá thuận lợi cho quá trình lựa chọn nơi cư trú cũng như hoạt động kiếm sống và những khám phá, hiểu biết về quy luật tự nhiên của cư dân tiền sử nơi đây.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)