Hải Dương trong lịch sử thời Văn Lang Âu Lạc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 97 - 99)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

2. Hải Dương trong lịch sử thời Văn Lang Âu Lạc

a) Địa giới Hải Dương thời kỳ Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Vào khoảng 4.000 năm cách ngày nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam bước vào thời đại kim khí. Ở miền Bắc, các văn hóa thời đại kim khí phát triển theo bốn tuyến chính, mở đầu là Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun (thời đại đồng thau hay giai đoạn tiền Đông Sơn và phát triển đỉnh cao ở giai đoạn văn hóa Đơng Sơn thời đại sắt sớm) đến khoảng thế kỷ I - II SCN. Nằm chung trong vùng trũng sơng Hồng, địa hình Hải Dương cơ bản nằm gọn trong phần rìa phía đơng, là một trong những vùng trũng nhất. Không gian tỉnh Hải Dương hiện nay được giới hạn bởi địa giới hành chính hiện tại. Địa giới đó khơng phản ánh địa giới tự nhiên của vùng văn hóa - lịch sử Hải Dương mà được hình thành từ kết quả của sự vận động văn hóa - lịch sử - kinh tế - tộc người gắn với điều kiện tự nhiên - xã hội cụ thể. Vì vậy, địa - lịch sử Hải Dương bao trùm một vùng rộng lớn hơn, đặc biệt là trong thời đại kim khí - thời đại hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc đời Hùng Vương - An Dương Vương. Xứ Đông - Hải Đông xưa - Hải Dương nay là vùng đất phía đơng Cổ Loa, Long Biên, Thăng Long, mang nhiều tính chất và chịu nhiều ảnh hưởng của biển, bắt đầu chuyển mình vươn dậy, chống chọi với thiên tai, địch họa góp phần xây đắp nền tảng vật chất, tinh thần cho sự hình thành quốc gia - dân tộc đầu tiên.

Theo Việt sử lược, nước Văn Lang ra đời vào thế kỷ VII Tr.CN (đời Trang Vương nhà Chu (696 - 681 Tr.CN) cả nước chia thành 15 bộ, trong đó Xứ Đơng xưa - Hải Dương nay thuộc bộ Dương Tuyền. Cương vực của bộ Dương Tuyền thời Hùng Vương khơng được bộ chính sử hay dã sử nào ghi chép.

Mãi đến đời Trần - Lê, địa danh Xứ Đông mới xuất hiện là một trong “tứ trấn” quanh Thăng Long. “Xứ Đông - Hải Hưng thời Lý - Trần và Hải Dương thời Lê - Nguyễn, ăn sát xuống Biển Đơng, Hải Phịng - thành phố cảng thị thứ ba trực thuộc Trung ương hôm nay và “ra ở riêng” từ 100 năm nay, đầu thời thuộc Pháp. Trước đó nó mới chỉ là “Hải tần Phịng thủ” (Đồn biên phòng miệt biển) của trấn/xứ Hải Dương thời Nguyễn...”1. Từ những ghi chép của Đại Việt sử ký tồn thư, đối chiếu với bản đồ hành chính ngày nay, 1. Trần Quốc Vượng: Việt Nam - Cái nhìn địa văn hóa, Nxb. Văn hóa Dân tộc - Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, 1998, tr.191.

Xứ Đông được xác định bao gồm địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay, trên 90% đất thành phố Hải Phòng, một phần các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh. Như vậy, Xứ Đơng có hạt nhân là trấn Hải Đông xưa, nay là thành phố Hải Dương, bao gồm một vùng rộng lớn ở Đông Bắc châu thổ sông Hồng, gồm các tỉnh, thành phố Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay.

b) Dấu tích con người thời kỳ Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Thời đại kim khí chỉ tồn tại vài nghìn năm so với thời gian hàng triệu năm của thời đại đồ đá, nhưng trong đó con người đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Kim loại đồng rồi sắt xuất hiện đã đem lại những biến đổi quan trọng trong đời sống văn hóa, những tiến bộ vượt bậc trong kinh tế và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội.

Lưu vực sông Hồng - trung tâm của Nhà nước Văn Lang thời các Vua Hùng, chủ nhân của nền văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gị Mun - Đơng Sơn từ chỗ bước đầu biết đến kim loại đồng, mới chế tạo được những đồ dùng đơn giản, đã dần dần sử dụng thành thạo, làm chủ được kỹ thuật đúc đồng, rèn sắt. Luyện kim và chế tác kim loại như một động lực tạo ra cuộc cách mạng được ghi nhận bằng sự phát triển nhảy vọt về loại hình và hồn chỉnh kỹ thuật. Từ vài ba loại hình đồ đồng thau đơn giản, chưa xác định rõ được loại hình và chức năng ở giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, qua sự phát triển bùng nổ đầu tiên với sự ra đời của nhiều loại hình hiện vật được chế tạo và sử dụng rộng rãi, khơng cịn là các đồ dùng và công cụ lao động đơn lẻ ở giai đoạn văn hóa Đồng Đậu - Gị Mun. Đến giai đoạn văn hóa Đơng Sơn, đã tìm được hàng nghìn di vật của trên 56 loại hình khác nhau, trong đó có di vật được đúc chế đạt trình độ tinh xảo như trống đồng, thạp đồng,..., đặc biệt là phát hiện hàng trăm lưỡi cày đồng ở Mả Tre (Cổ Loa), là tài sản của một thợ thủ cơng giàu có làm ra để trao đổi, cho thấy việc dùng cày lưỡi kim loại đã là phương thức canh tác nông nghiệp phổ biến và chủ yếu của người Đơng Sơn1. Nhờ đất đai phì nhiêu, 1. Trong thạp đồng Vạn Thắng, người xưa đã chôn một lưỡi cày đã được sử dụng bị gẫy mũi, cùng với xương hàm trâu, cho thấy kỹ thuật canh tác đất bằng cày lưỡi kim loại, sử dụng sức kéo bằng trâu, bò của cư dân Đơng Sơn. Xương trâu, bị đã phát hiện được ở nhiều di tích từ tiền Đơng Sơn đến Đơng Sơn. Hình bị được khắc trên trống đồng (Đồi Ro, Làng Vạc, Đồng Cẩu..., tượng bò bằng đất nung phát hiện ở Đồng Đậu, Tiên Hội, tượng đầu trâu bằng đá ở Đình Tràng...) và dụng cụ (rìu) bằng đồng khá phổ biến.

nước dư thừa, cây lúa cho năng suất cao, hơn nữa có thể trồng hai vụ, đã tạo ra sản phẩm dư thừa trong xã hội, không những đáp ứng đủ cho những người làm nơng mà cịn có thể ni sống một số người làm công việc khác. “Trong lịch sử phát triển của lồi người, việc xuất hiện của lưỡi cày có thể xem là cuộc cách mạng trong kỹ thuật. Với nông nghiệp cày dùng sức kéo của gia súc, xã hội đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, lúc mà của cải thừa được tăng lên nhanh chóng, đẩy mạnh sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội”1.

Hải Dương ngày nay, khu vực cơ bản thuộc bộ Dương Tuyền thời Hùng Vương, đã bước vào thời đại kim khí với một dáng vẻ, một sắc thái riêng biệt của một vùng đất trũng. Căn cứ theo tư liệu khảo cổ nghiên cứu được, có thể chia thời đại kim khí ở Hải Dương thành hai giai đoạn phát triển liên tục và kế thừa nhau: giai đoạn tiền Đông Sơn (sơ kỳ - trung kỳ thời đại kim khí) và Đơng Sơn (hậu kỳ thời đại kim khí)2.

- Lớp người khai phá và chiếm lĩnh vùng đất trũng Xứ Đông - Hải Dương:

Trên lưu vực sông Hồng, các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai quật nhiều di tích với tầng văn hóa cư trú dày, chứa nhiều đồ đá, đồ gốm, đồ đồng có q trình phát triển khác nhau trong một hệ thống chung, bao gồm các giai đoạn phát triển nối tiếp: Giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên (khoảng 4.000 - 3.000 năm cách ngày nay) - Giai đoạn văn hóa Đồng Đậu (khoảng 3.400 - 3.000 năm cách ngày nay) - Giai đoạn văn hóa Gị Mun (khoảng 3.000 - 2.800 năm cách ngày nay)3.

Vào khoảng 7.000 - 4.000 năm cách ngày nay, biển tiến Holocene cực đại, đường bờ biển lấn sâu vào đất liền phủ kín đồng bằng châu thổ sơng Hồng từ 1. Phan Hữu Dật: “Sự hình thành tầng lớp quý tộc thị tộc trong xã hội Hùng Vương”, in trong Hùng Vương dựng nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973, t.3, tr.334-339; Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh: Trống Đông Sơn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1987, tr.231-240.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)