- Trần Thế Pháp: Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh, Kiều Phú dịch), Nxb Văn học, Hà Nội, 2001.
2. Trị sở Hải Dương trước năm
Mặc dù có những thay đổi về khơng gian các vùng liên quan hay thay đổi địa danh trong lịch sử, nhưng Hải Dương luôn được coi là vùng đất trù phú, giàu sản vật, giữ vai trị quan trọng ở vùng Đơng Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Vùng đất này được con người khai phá, định cư sớm trong lịch sử, nơi tìm thấy trống đồng được coi là biểu tượng của dân tộc trong buổi đầu dựng nước. Trống đồng còn được coi là biểu trưng quyền uy của người đứng đầu bộ lạc, người đứng đầu cộng đồng. Sự có mặt của biểu tượng này là tín hiệu cho biết về những trung tâm hành chính đầu tiên trong lịch sử.
Cho đến nay, tư liệu về trị sở hành chính vùng đất Hải Dương chưa tìm được qua sử liệu, nhưng tài liệu khảo cổ học cho biết dấu vết để lại tại Thành Dền, thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương có khả năng là trung tâm hành chính đầu tiên trên địa bàn Hải Dương. Đây là vùng đất cao thoáng, nằm khơng xa các dịng sơng, giao thông đường thủy và đường bộ thuận lợi, hội tụ đầy đủ các yếu tố địa - kinh tế, nơi được lựa chọn đầu tiên khi con người chinh phục đồng bằng và sau này phát triển lên thành hạt nhân kinh tế của bộ Dương Tuyền trong buổi đầu lịch sử thiên niên kỷ I.
Từ vai trị là trung tâm chính trị, kinh tế buổi ban đầu, những thời kỳ tiếp theo, vùng đất này được sử dụng thành trung tâm hành chính của các triều đại phong kiến Trung Quốc đơ hộ. Mặc dù bị hệ thống kênh đào Bắc Hưng Hải hiện tại làm ảnh hưởng, nhưng khảo sát tại đây cho thấy dấu vết tòa thành được đắp bằng đất còn lại khá cao, thể hiện qua hệ thống gò đống trên vùng đất. Nối các dấu vết hệ thống gò đống cho thấy, tường thành đắp dày, khá thẳng các góc bắt quy chỉnh, xung quanh là hệ thống sông cổ chảy uốn quanh với công năng là hệ thống hào tự nhiên bảo vệ tòa thành. Vùng trung tâm trong lòng thành cao, khá bằng phẳng, để lại dấu vết cư trú với tầng văn hóa dày ẩn chứa nhiều hiện vật như: gốm, đầu ngói ống, gạch các loại. Đồ gốm tìm
được cho thấy sự xuất hiện của gốm thời Đông Sơn, gốm hoa văn in ô vuông, quả trám vạch chéo kiểu Hán. Những vật liệu xây dựng như gạch, ngói, đầu ngói ống được trang trí chữ Hán tìm thấy tại đây thuộc nhiều thời kỳ khác nhau có niên đại trước thế kỷ X nằm kế tiếp nhau. Cách không xa Thành Dền là các di tích mộ cổ Đống Mắm, Đống Cổ Trình, Đống Nạc,... qua khai quật đã cho thấy nhiều hiện vật có niên đại sớm, dấu vết thời kỳ đầu con người sinh sống tập trung ở đây. Có những khu mộ riêng, hoặc nhiều mộ chơn tập trung với những đồ vật tùy táng phong phú, thuộc nhiều thời đại khác nhau đã cho thấy địa bàn cư trú khá đơng đúc xung quanh tịa thành này. Dấu vết trong và ngồi thành cùng những di tích, di vật liên quan tìm được đã góp phần khẳng định vị trí, vai trị quan trọng của Thành Dền trong 10 thế kỷ đầu.