Xem Tăng Bá Hoành, Nguyễn Duy Cương: “Bộ sưu tập đá, đồng ở Duy Tân (Kinh Môn Hải Dương”), in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 118 - 123)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

1. Xem Tăng Bá Hoành, Nguyễn Duy Cương: “Bộ sưu tập đá, đồng ở Duy Tân (Kinh Môn Hải Dương”), in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999,

(Kinh Môn - Hải Dương”), in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999,

Rìu đồng xịe cân

Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường: Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd.

Cùng với những chiếc rìu đa năng, đục là một công cụ sản xuất quan trọng trong nghề mộc. Đục có nhiều loại hình và kích thước khác nhau, ở Hải Dương mới phát hiện được loại đục bẹt để đục lỗ cạnh thẳng, như lỗ vng, chữ nhật, hình thoi, đi cá,... Theo hình dáng và cấu tạo của lưỡi và họng tra cán, có 2 loại đục là đục lưỡi bẹt có chi tra cán và đục lưỡi bẹt có họng tra cán. Những chiếc đục phát hiện ở Duy Tân (thị xã Kinh Mơn) là đục bẹt có chi tra cán, khá giống với loại đục bẹt hiện nay.

Mai đồng

Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường: Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd.

Mai đồng có họng tra cán hình chữ U, rãnh vát cân hình chữ V rất chắc chắn, thường được làm bằng gỗ liền với cán. Lưỡi mai có cánh xịe rộng sang hai bên, mặt cắt hình chữ V đứng, rìa lưỡi cong nhẹ, đều. Mai là một trong những công cụ làm đất phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của cư dân Đông Sơn cũng rất đáng chú ý. Đây là loại công cụ hiếm hoi trong văn hóa Đơng Sơn loại hình sơng Hồng, mới chỉ phát hiện được 2 chiếc ở Nhẫm Dương (Hải Dương) và ở Mả Tre (Hà Nội)1.

1. Xem Nguyễn Đức Bạch: Phát hiện Cổ Loa 1982, Nxb. Hà Nội, 1983, tr.10-19, xếp loại hình hiện vật này là cuốc. hình hiện vật này là cuốc.

Cơng cụ sản xuất bằng đá: Bên cạnh sự phổ biến rộng rãi của công cụ sản xuất bằng đồng, trong giai đoạn văn hóa Đơng Sơn nói chung, ở Hải Dương nói riêng, vẫn cịn duy trì một số loại hình cơng cụ sản xuất bằng đá với số lượng không nhiều. Trong số 10 hiện vật đá được phát hiện, có đến 6 hiện vật ở Duy Tân, 2 hiện vật ở Hàm Ếch, ở thôn La Đơi và núi Đơng Lĩnh đều có 1 chiếc. Về loại hình, bao gồm 8 cơng cụ sản xuất (2 rìu hình chữ nhật, 2 đục vng, 2 chiếc xẻng, 1 bàn mài và 1 hịn ghè); dụng cụ đo lường là 1 quả cân và đồ trang sức có 1 lõi vịng. Sự phát hiện đồ đá trong các di tích văn hóa Đơng Sơn ở Hải Dương thuận theo quy luật chung với hiện tượng suy giảm về số lượng trong giai đoạn văn hóa này. Hơn nữa, về chủng loại cũng có xu hướng như vậy. Giai đoạn này khơng cịn các loại vũ khí bằng đá như đã phát hiện được trong các giai đoạn văn hóa tiền Đơng Sơn. Các loại hình đồ trang sức bằng đá vẫn như trước, nhưng sự gia cơng đồ trang sức khơng cịn tỉ mỉ, công phu. Người Đông Sơn đã ở đỉnh cao của kỹ thuật đúc đồng và kỹ nghệ rèn sắt đang dần phát triển. Chính những yếu tố này mà đồ đá mất dần vị trí của nó trong xã hội. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là đồ đá tồn tại một cách ngẫu nhiên do được lưu giữ từ các giai đoạn trước. Người Đơng Sơn vẫn cịn những trung tâm sản xuất đồ trang sức bằng đá quý như xưởng Bái Tê, Bái Khuynh, Cồn Cấu, Mả Chùa (huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Hy vọng những dạng cơng xưởng chế tác đồ đá thuộc văn hóa Đơng Sơn sẽ được phát hiện thêm, trong đó có Hải Dương.

Cơng cụ sản xuất bằng gỗ: Đây là chất liệu đầu tiên mà con người khai thác và sử dụng để phục vụ cuộc sống và chống chọi với thiên tai, thú dữ, kẻ thù,... Bởi vì nó là nguồn ngun liệu có sẵn trong tự nhiên, dễ khai thác và phục vụ ngay nhu cầu cần thiết hằng ngày. Tuy được người xưa sử dụng rộng rãi, nhưng gỗ lại dễ bị hủy hoại, mục nát trong lòng đất theo thời gian, nên ở các giai đoạn sớm, khảo cổ học ít phát hiện được di vật thuộc chất liệu này.

Đến giai đoạn văn hóa Đơng Sơn, đặc biệt là thời kỳ đồ sắt ra đời và phát triển, với sự hoàn thiện của kỹ thuật luyện sắt, bộ đồ mộc kim loại ra đời, người Đông Sơn đã đạt được thành tựu mới trong khai thác và sử dụng gỗ. Ngoài để dựng nhà và làm các đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, chất liệu gỗ còn được sử dụng làm cơng cụ sản xuất, vũ khí và cả quan tài chơn người chết. Đã có nhiều di tích Đơng Sơn phát hiện được gỗ và các chất hữu cơ khác, đặc biệt là trong các khu di tích mộ thuyền, mà Hải Dương là tiêu biểu - một vùng đất thấp trũng, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, là điều kiện để đồ gỗ không bị tiêu hủy.

Đồ gỗ được người Đông Sơn ở Hải Dương dùng để chế tạo công cụ sản xuất, được phát hiện bao gồm các loại: chiếc vời - công cụ nghề mộc ở Kiệt Thượng, cán công cụ ở La Đôi, Tử Lạc, Kiệt Thượng, mái chèo ở La Đôi, Đông Quan và chiếc go - dụng cụ của nghề dệt ở La Đơi. Ngồi gỗ, cư dân Đơng Sơn cịn dùng vỏ quả bầu làm gáo múc nước, làm thìa hoặc mi múc canh. Loại hình tiêu biểu nhất là những quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng, kích thước to lớn, được chế tạo bởi bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề, cùng với 54 hiện vật được làm từ gỗ, chiếm hơn 1/4 tổng số hiện vật thu được cho thấy, cư dân Đông Sơn ở Hải Dương rất am hiểu điều kiện tự nhiên, đất đai, sông nước nơi họ đang sống và sản xuất. Cùng với những công cụ chất liệu đồng là chủ đạo, họ đã biết và sử dụng các loại gỗ chất liệu tốt có sẵn tại địa phương để chế tạo nhiều công cụ, đồ dùng, vật dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất thuận lợi, đáp ứng mọi nhu cầu cuộc sống ngày càng phong phú và đa dạng.

Chiếc vời bằng gỗ ở Kiệt Thượng lần đầu tiên được phát hiện trong các di tích mộ thuyền ở nước ta. Vời khơng cịn phần lưỡi bằng kim loại, chỉ còn phần cán gỗ nguyên vẹn. Đây là dụng cụ của nghề mộc, đặc biệt rất thích hợp với kỹ thuật nạo, khoét lịng quan tài bằng gỗ của cư dân Đơng Sơn vùng trũng thấp có táng tục đặc trưng dùng quan tài bằng thân cây khoét rỗng, như ở Hải Dương.

Một hiện vật gỗ khác cũng khá đặc biệt, có thể là cán cơng cụ giống hình con dao với 2 phần chi và lưỡi. Chi hình trụ trịn như chi dao, phần lưỡi có khắc 4 rãnh sâu tạo độ ma sát khi lắp lưỡi. Có thể đây là một dạng dao lớn dùng để chặt, chẻ, đẽo gọt gỗ trong việc chế tạo đồ gỗ kích thước lớn.

Vời gỗ Cán dao gỗ

Nguồn: Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam,

Hai mái chèo tìm được trong mộ thuyền La Đơi (Nam Sách) có hình dáng, cấu trúc gần giống với mái chèo hiện đại. Một trong hai mái chèo ở La Đôi được sơn màu đỏ. Chôn theo mái chèo là quan niệm về nghề nghiệp khi sống thế nào thì khi chết cũng như vậy của người La Đơi nói riêng, cư dân Đơng Sơn ở Hải Dương nói chung. Mái chèo La Đơi có kích thước khác nhau, nhưng có hình dáng giống nhau như các mái chèo trong mộ thuyền Việt Khê (Hải Phòng), Xóm Gấm, Thơn Tú (Hà Nam), Châu Can, Minh Đức (Hà Nội) và Đơng Quan (Hải Dương), điều đó cho thấy con thuyền gắn chặt với đời sống sơng nước của cư dân Đơng Sơn nói chung và cư dân Đơng Sơn vùng đất Hải Dương nói riêng.

Mái chèo gỗ

Nguồn: Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd

Những hạt trám phát hiện trong mộ thuyền Đông Quan và những hạt vải chua trong mộ thuyền Kiệt Thượng đã cho chúng ta thấy được cuộc sống sôi động, với nhiều hoạt động sản xuất và kiếm sống của cư dân Đông Sơn ở Hải Dương đương thời. Cùng với hoạt động sản xuất của cải vật chất, chế tạo những đồ dùng vật dụng, họ còn trồng cấy, chăm sóc nhiều loại rau đậu, cây ăn quả, đồng thời, vẫn duy trì hoạt động săn bắn, thu lượm những sản vật mà tự nhiên ban tặng để bổ sung thành phần thức ăn hằng ngày.

Vũ khí của cư dân Đơng Sơn được làm từ các chất liệu là đồng, sắt và gỗ. Trong đó, vũ khí bằng đồng là chủ yếu (62/68 hiện vật), 2 hiện vật sắt và 4 hiện vật bằng gỗ. Vũ khí bằng đồng không chỉ nhiều về số lượng mà khá phong phú về loại hình. Căn cứ vào chức năng, các vũ khí Đơng Sơn được

chia thành hai nhóm: vũ khí tiến cơng và vũ khí phịng hộ. Nhóm vũ khí tiến cơng gồm có giáo, lao, qua, dao găm, kiếm, rìu chiến, nỏ, mũi tên,... Nhóm vũ khí phịng hộ có tấm che ngực (hộ tâm phiến). Những phát hiện các loại vũ khí bằng đồng ở Hải Dương cũng phản ánh được tình hình chung của vũ khí Đơng Sơn. Tổng số thu được 62 hiện vật, chiếm 91,17% số lượng vũ khí và bằng 25% tổng số hiện vật Đơng Sơn. Vũ khí chủ yếu trong các di tích mộ thuyền (48 hiện vật), trong các di chỉ cư trú có 6 hiện vật và ở hang Tĩnh Niệm có 8 hiện vật. Đây đều thuộc nhóm vũ khí đánh gần, với 28 giáo, 12 lao, 1 qua, 5 dao găm và nhiều mũi tên. Vũ khí đánh gần hồn tồn phù hợp với cư dân vùng sông nước, thường sử dụng khi di chuyển bằng thuyền trên vùng sơng ngịi chằng chịt ở Hải Dương và được các nghệ nhân đúc đồng Đông Sơn ghi lại bằng những hình người cầm vũ khí trên trống đồng và thạp đồng.

Giáo đồng Qua đồng

Nguồn: Tống Trung Tín, Nguyễn Lân Cường: Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd

Qua đồng là loại vũ khí đến nay được hầu hết các nhà nghiên cứu xem là một loại vũ khí của văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ở nước ta đã phát hiện được nhiều, đủ các kiểu loại và hình dáng qua như những tiêu bản đã thấy ở Trung Quốc. Điều đáng chú ý là, chúng ta đã phát hiện được những qua đá từ các văn hóa tiền Đơng Sơn: Phùng Ngun, Đồng Đậu, Gị Mun. Do đó, vấn đề nguồn gốc của loại vũ khí này cần tiếp tục nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, với những phát hiện trên đã cho thấy tính bản địa cũng có cội rễ lâu đời. Nói cách khác, q trình bản địa hóa của loại vũ khí này đã diễn ra từ lâu. Đến giai đoạn văn hóa Đơng Sơn, các đặc trưng Đơng Sơn cũng thấm đẫm trên những lưỡi qua đồng. Qua đồng ở Hải Dương thuộc loại IV theo phân loại của Lê Văn Lan, Phạm Văn Kinh, Nguyễn Linh,...1.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)