Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.42-95.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 151 - 152)

II- THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC

1. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.42-95.

dấu vết kỹ thuật trong quy trình sản xuất đồ gốm cịn lại1. Đến văn hóa Đơng Sơn, những dấu vết của nghề đan lát không chỉ tiếp tục được giữ lại trên đồ gốm như giai đoạn trước mà còn phát hiện được dấu vết đan trên đồ đồng, đặc biệt là phát hiện những phên liếp đan bằng tre, nứa cùng với các vật liệu để dựng nhà ở. Nguyên vật liệu của nghề đan lát là tre, nứa, mây, cói... khá phổ biến ở nước ta. Những sản phẩm của nghề này gắn bó mật thiết với đời sống con người. Tre, nứa có thể làm nhà, làm giường, phên để nghỉ ngơi; làm bồ, thúng, nong, nia để chứa đựng, sàng sảy thóc gạo...

Thảm thực vật thời Đông Sơn được mô tả trong tác phẩm Nam phương thảo mộc trạng của Kê Hàm viết năm 304. Trong 79 loài thực vật nhiệt đới

và á nhiệt đới thuộc Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) và khu vực miền Bắc Việt Nam được mơ tả, có cây trúc, tre, nứa. Đây là những cây thích hợp cho nghề đan lát. Truyện Thánh Gióng phần nào cho thấy hình ảnh về cây tre Việt Nam với sự phổ biến rộng rãi và đa dạng về giống loài, đồng thời cũng nói lên sự gần gũi và vai trò quan trọng của tre, nứa trong đời sống người Việt cổ. Tre, nứa làm nhà, đồ dùng, đồ đựng và dùng trong đánh cá, săn bắt (lờ, đăng, giỏ, chũm, nơm, bẫy thú, cung tên), dùng đan thuyền... Có loại tre chuyên dụng, như: tre cật dùng làm giáo, làm nỏ; tre lao dùng làm vũ khí săn bắn; tre thạch dùng làm dao cắt; tre gai dùng làm cung; dùng tre làm chiếu, hoặc

có thể ngâm lấy sợi dệt vải (đàm trúc)2.

Thời Đơng Sơn, cư dân cịn sản xuất đồ đan bằng cói. Cói đan chiếu dùng trong sinh hoạt, đồng thời cũng dùng để bó thi thể người chết khi chơn cất. Ở Hải Dương đã phát hiện được dấu vết phên tre, chiếu cói trong mộ thuyền La Đôi, Vũ Xá, Tử Lạc, Kiệt Thượng. Ở cả hai ngôi mộ thuyền Kiệt Thượng đều tìm được những đoạn dây mây cịn nằm trong lỗ nối tấm thiên với tấm địa. Nhiều tấm đan bằng lá gồi, được đan chéo theo lóng đơi, lóng ba và lóng thuyền. 1. Bùi Hữu Tiến: Hoa văn gốm văn hóa Đồng Đậu, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2014, tr.60-61, cho rằng, để đồ gốm khơng bị dính vào mặt bàn xoay, người thợ gốm đã lót một tấm phên đan trên mặt bàn xoay. Khi đồ gốm đã được tạo hình hồn chỉnh, người thợ bê cả tấm đan ra phơi, sấy. Khi đồ gốm đã khô, người thợ bê chúng khỏi nan đan mang đi nung, lúc này dưới đáy đồ gốm sẽ in dấu vết của tấm đan như đã thấy trên các mảnh gốm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 1) (Trang 151 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)