I- HẢI DƯƠNG THỜI TIỀN SƠ SỬ
1. Khảo sát và nghiên cứu cảnh quan, môi trường các di tích kiến trúc tơn giáo ở Hải Dương đã cung cấp nhiều tư liệu về cảnh quan, môi trường cổ, với sự hiện diện của nhiều
Dương đã cung cấp nhiều tư liệu về cảnh quan, mơi trường cổ, với sự hiện diện của nhiều lồi động, thực vật, thơng qua các địa danh, như gị Đống Voi ở xã Gia Tân, huyện Gia Lộc; hay vị thành hồng được thờ tại đình Phù Tinh, xã Trường Thành, huyện Thanh Hà có tên húy là Trâu, là Lạc tướng thời Hùng Vương, sau khi đánh giặc Ân, được quyền giữ bộ Dương Tuyền (Hải Dương ngày nay); hoặc thần tích đình Thủ Pháp, xã Đồn Kết, huyện Thanh Hà cho biết, đình tọa lạc trên khu đất cao ráo, cây cối mọc rậm rạp như một chốn sơn lâm, khi Tản Viên Sơn thánh qua đây đã gặp hàng trăm con voi, hổ tụ tập ngăn cản người qua lại.
2. Xem Nguyễn Lân Cường: “Những chiếc răng pongo hóa thạch ở động Thánh Hóa”, in trong Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2018, tr.29-32; in trong Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2018, tr.29-32; Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Lân Cường: “Quần động vật Cánh tân ở hang Thánh Hóa”, in trong Đến với vùng văn hóa Kinh Mơn, Sđd, tr.33-37.
b) Những lớp người khai mở vùng đất Hải Dương
Vào khoảng 4.500 - 4.000 năm cách ngày nay, với sự biến đổi của mực nước biển, biển rút dần sau lần dâng cao của đợt biển tiến Flandrian, đất Hải Dương, trong đó có vùng Kinh Mơn, được bồi đắp bởi phù sa các sông Kinh Thầy, Kinh Môn, Đá Vách... tạo ra những vùng đất đai màu mỡ có thể trồng lúa, đã kéo cư dân các vùng đến khai phá, chinh phục và lập làng. Những phát hiện của khảo cổ học về di cốt người và hoạt động sản xuất của họ là bằng chứng thuyết phục nhất.
Di cốt người sớm nhất ở Hải Dương được phát hiện tại động Thánh Hóa. Tại đây, có cả di cốt người và động vật, nhưng không nằm cùng một địa tầng, trong đó di cốt động vật đã hóa thạch và di cốt người chưa hóa thạch. Từ 87 mảnh sọ, các nhà khoa học đã phục nguyên được một hộp sọ. Sọ còn 1/3 xương trán nối với 2/3 xương mặt. Hốc mũi hầu như còn nguyên vẹn, thiếu ổ mắt phải. Hàm trên còn 4 răng cối lớn số 1 và số 2 ở cả hai bên trái và phải. Một mảnh xương hàm trái bên phải khá lớn, khơng gắn với hộp sọ vì thiếu các mảnh trung gian. Theo các nhà nghiên cứu, có khả năng đây là di cốt của người phụ nữ khoảng 25 tuổi. Về niên đại, các di cốt người này thuộc giai đoạn Toàn tân, muộn hơn so với phần lớn các xương răng động vật hóa thạch.
Di cốt người muộn hơn phát hiện tại ngôi mộ phủ nhũ đá ở Hang Dê, cách động Thánh Hóa khoảng 7km. Di cốt khơng cịn ngun vẹn, gồm một số mảnh sọ, 2 đoạn hàm, một số đoạn xương đùi, chày, mác, cánh tay, đốt bàn và đốt ngón tay. Kết quả nghiên cứu đã xác định được hai cá thể, người đàn ông khoảng 30 - 40 tuổi và người phụ nữ khoảng 25 - 30 tuổi. Về niên đại, dựa vào 2 nồi gốm tùy táng, có thể định niên đại mộ Hang Dê thuộc sơ kỳ thời đại kim khí, khoảng 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay
Phát hiện ở di chỉ Nhẫm Dương là những bằng chứng khẳng định vùng đất Hải Dương đã được con người sớm chọn làm nơi sinh sống. Cùng với những vùng, miền khác của cả nước, con người vùng đất Xứ Đông - Hải Dương sớm có mặt, gia nhập vào cộng đồng chung, làm nên lịch sử dân tộc ngay từ những buổi đầu dựng nước.
Ở Nhẫm Dương, Hang Dê, động Tĩnh Niệm, động Kính Chủ (thị xã Kinh Mơn) và ở hang Đá Trắng (huyện Cát Bà, thành phố Hải Phịng), chưa phát hiện được cơng cụ lao động của người cổ nơi đây. Nhưng ở giai đoạn muộn hơn,
vào hậu kỳ thời đại đồ đá mới - sơ kỳ thời đại kim khí, cách ngày nay khoảng 4.500 - 4.000 năm, cùng với xương răng người bán hóa thạch hoặc chưa hóa thạch phát hiện được trong các động Thánh Hóa, Hang Dê (thị xã Kinh Mơn), chúng ta đã tìm được những bằng chứng về hoạt động kinh tế sản xuất của cư dân thời tiền sử ở Hải Dương. Đó là những chiếc mai hay xẻng đá có kích thước lớn tìm được ở khu dân cư Hàm Ếch, phường Cộng Hịa, thành phố Chí Linh (ảnh 3); những phác vật rìu tứ giác ở động Kính Chủ, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Mơn (nay là phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn) (ảnh 2); những chiếc rìu đá tứ giác làm từ đá bán quý, được mài nhẵn toàn thân, nhưng chưa hết vết ghè (ảnh 4); những chiếc chày nghiền phát hiện ở Nhẫm Dương, Kính Chủ; chiếc bàn mài nhiều rãnh ở Thung Thóc (phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn) (ảnh 1),...
1. Bàn mài
rãnh 2. Phác vật công cụ đá 3. Mai đá