I- HẢI DƯƠNG THỜI TIỀN SƠ SỬ
1. Cùng với Cái Bèo, trên đảo Cát Bà đã phát hiện địa điểm mái đá Vạ Bạc (xã Xuân Đám), hang Hẹn Kiều (xã Việt Hải) tương đương với lớp văn hóa dưới của Cái Bèo, thuộc
Đám), hang Hẹn Kiều (xã Việt Hải) tương đương với lớp văn hóa dưới của Cái Bèo, thuộc văn hóa hậu kỳ đồ đá mới và các hang Áng Mả (xã Hiền Hào), mái đá Chuồng Bò (xã Xuân Đám), hang Khẩn Quy (xã Phù Long) tương đương với lớp trên của Cái Bèo, thuộc văn hóa hậu kỳ đồ đá mới - sơ kỳ kim khí. Ở Cát Bà cịn phát hiện một loạt các di chỉ ngồi trời thuộc giai đoạn này, như: Bãi Cát Đồng, Bãi Tùng Gôi, Miếu Gôi (xã Xuân Đám), Bến Bèo (thị trấn Cát Bà), Bãi Bến (xã Hiền Hào), Ao Cối (xã Phù Long).
Địa bàn cư trú, môi trường sống của người tiền sử ở Hải Dương còn chịu tác động của mực nước đại dương. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân của sự xuất hiện các bãi nhuyễn thể, những xương răng các loại cá có niên đại 50.000 - 30.000 năm cách ngày nay ở Hải Dương và hiện tượng cư dân Nhẫm Dương, Đá Trắng (hậu kỳ Pleistocene) và cư dân Hang Dê, động Kính Chủ, Hang Giữa, Hẹn Kiều, Áng Mả, mái đá Chuồng Bò (hậu kỳ đồ đá mới) chọn các hang động cao hơn mặt thung lũng hiện nay khoảng 4 - 5m, trên những dãy núi đá vôi ở Kinh Môn và đảo Cát Bà để cư trú. Theo quy luật, biển tiến, nước dâng cao, diện tích lục địa thu hẹp, con người phải tìm nơi cư trú thích hợp, nhưng động vật và thực vật bị chôn vùi dưới tầng sét biển, nhiệt độ tăng lên, môi trường sống của con người thay đổi. Biển lùi, nước biển hạ xuống, đường bờ biển mở rộng, diện tích đồng bằng cũng mở rộng ra, con người vươn ra khai thác đồng bằng ven biển, nhiệt độ giảm xuống, các loài động, thực vật mới xuất hiện. Những phát hiện di chỉ cư trú ngoài trời ở khu vực quanh động Thánh Hóa, Thung Thóc (thị xã Kinh Mơn), Hàm Ếch (thành phố Chí Linh) hay ở Bãi Cát Đồng, Bãi Tùng Gôi, Làng Cũ, Bến Bèo, Bãi Bến, Ao Cối (đảo Cát Bà), cùng với nhiều di tích thuộc văn hóa hậu kỳ đồ đá mới - sơ kỳ kim khí ven biển Đơng Bắc nước ta là những minh chứng thuyết phục. Do đó có thể nói, biển tiến, biển thối cịn tác động đến mật độ dân số và sự tương thích giữa con người và môi trường.
- Hoạt động kinh tế:
Theo quy luật phát triển của lịch sử nói chung, của kinh tế - xã hội nói riêng, kinh tế nguyên thủy phát triển qua hai giai đoạn hay hai mức độ cao, thấp khác nhau: kinh tế chiếm đoạt sản phẩm có sẵn trong tự nhiên hay hoạt động săn bắt - hái lượm và kinh tế sản xuất hay hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Nghiên cứu các địa điểm hậu kỳ đồ đá cũ ở Hải Dương, chưa phát hiện được bằng chứng trực tiếp về sự hiện diện của trồng trọt và chăn nuôi. Ngay cả các giai đoạn sau hậu kỳ đồ đá cũ, từ giai đoạn sơ kỳ đồ đá mới ở lớp dưới Cái Bèo và các di tích trong hang động và ngồi trời ở vùng bán sơn địa của Hải Dương như Kinh Môn hay trên đảo Cát Bà thuộc giai đoạn văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long, cũng chưa tìm được chứng cứ của hoạt động sản xuất. Do đó, hoạt động kinh tế trong các di tích hậu kỳ đá cũ và sơ kỳ đá mới ở Hải Dương vẫn độc tôn là săn bắt và hái lượm. Địa hình phường Duy Tân và phường Phạm Thái thuộc khu vực bán sơn địa của thị xã Kinh Môn.
Cảnh quan khu vực này với núi đá vôi xen kẽ núi đất trùng điệp, cao trên 100m, trên sườn núi có nhiều hang động, mái đá, ở dưới là thung lũng khá bằng phẳng với nhiều sơng ngịi chằng chịt. Cách ngày nay khơng xa, “đây là một vùng nước lợ, còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của thủy triều. Động vật rất phong phú, chim thú nhiều. Khu vực đá vôi Kinh Môn là nơi đã tìm thấy nhiều di vật đá mới và đồ đồng...”1. Môi trường này là điều kiện lý tưởng để người cổ Nhẫm Dương, Hang Dê2, động Kính Chủ và Đá Trắng cư trú trong hang động và triển khai săn bắt, hái lượm ở thung lũng trước cửa hang và trong các thung lũng đá vôi. Thành phần động vật phát hiện ở Nhẫm Dương cho biết, cư dân ở đây đã săn bắt được nhiều loài động vật khác nhau, trong đó chủ yếu là động vật có xương sống, động vật có vú nhỏ, bên cạnh đó cũng có lồi bị sát, các lồi chim, cá và cơn trùng. Bên cạnh những động vật do săn bắt mang lại, cũng có khơng ít lồi động vật do thu lượm mà có. Những bãi vỏ sị ở Mao Điền, làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng hay ở Đơng Bình, xã Vạn Phúc, huyện Ninh Giang hẳn là dấu vết thải loại sau khi ăn của cư dân cổ nơi đây. Sống trong môi trường nhiệt đới, với thế giới thực vật phong phú, trong khi kinh tế săn bắt - hái lượm đóng vai trị độc tôn, chắc hẳn người tiền sử ở Hải Dương cũng khai thác nhiều loại cây có bột, cho củ, cho quả, cho hạt để bổ sung vào nguồn thực phẩm của mình. Với sự vắng mặt của vết tích động, thực vật thuần dưỡng, có thể khẳng định rằng, cư dân tiền sử ở Hải Dương lấy săn bắt - hái lượm làm hoạt động kinh tế độc tôn.
Theo quan điểm của sử học mácxít, trước khi xuất hiện cộng đồng xã hội - tộc người, trong lịch sử có một hình thức sơ khai liên kết con người lại với nhau, đó là thời kỳ bầy người nguyên thủy. Giai đoạn sơ khởi của bầy người nguyên thủy tương ứng với sơ kỳ thời đại đồ đá cũ. Ở Xứ Đông - Hải Dương mới phát hiện được di tích hóa thạch người hiện đại (homo sapiens) tương tự như ở Làng Tráng (Thanh Hóa), Hang Hùm (Yên Bái), Thẩm Ồm (Nghệ An), 1. Tăng Bá Hoành: “Khu di tích Nhẫm Dương với việc phát hiện di cốt ở động Thánh Hóa” in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001, tr.26-28.