Đối với tranh chấp lao độngcá nhân.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 147 - 148)

II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 1.Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp lao động

a. Đối với tranh chấp lao độngcá nhân.

* Thụ lý đơn:

Nếu các bên tranh chấp thương lượng không thành hoặc một trong hai bên từ chối thương lượng thì có quyền gửi đơn đến Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên của cơ quan lao động cấp huyện giải quyết tranh chấp.

Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải chậm nhất 7 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải.

* Hoà giải tranh chấp lao động.

Tại phiên họp hoà giải, phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ. Nếu các bên vắng mặt mà không cử đại diện hoặc cử đại diện nhưng không có giấy uỷ quyền thì hội đồng hoà giải lao động cơ sở hướng dẫn để các bên làm đúng thủ tục uỷ quyền hoặc hoãn phiên họp sang buổi khác. Nếu đã hết 7 ngày kể từ ngày thụ

lý mà các bên không đến hoặc không cử đại diện đến dự phiên họp hoà giải theo giấy triệu tập thì hội đồng hoà giải lao động cơ sở lập biên bản hoà giải không thành.

Khi các bên hoặc đại diện các bên được uỷ quyền có mặt đầy đủ tại phiên họp thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải theo trình tự:

+ Hội đồng tuyên bố lý do của phiên họp hoà giải tranh chấp lao động và đọc đơn yêu cầu cảu nguyên đơn.

+ Bên nguyên đơn trình bày thêm ý kiến của mình.

+ Bên bị đơn trình bày ý kiến của mình về nội dung vụ việc, về yêu cầu và ý kiến của nguyên đơn.

+ Hội đồng hoà giải lao động cơ sở chất vấn các bên, nêu căn cứ và yêu cầu nhân chứng phát biểu(nếu có).

Sau đó, Hội đồng hoà giải lao động cơ sở căn cứ vào pháp luật lao động, các tài liệu, chứng cứ, ý kiến của các bên để phân tích, đánh giá vụ việc, nêu những điểm đúng, sai của các bên để các bên tự hoà giải với nhau hoặc đưa ra phương án hoà giải để các bên xem xét, chấp thuận. Phương án hoà giải có thể là:

+ Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn nếu nguyên đơn đúng.

+ Hoà giải để nguyên đơn huỷ bỏ yêu cầu của mình nếu yêu cầu của nguyên đơn không đúng.

+ Đưa ra phương án có tính chất trung gian để hai bên xem xét thương lượng. * Lập biên bản hoà giải

Trường hợp các bên tự hoà giải hoặc chấp nhận phương ná hoà giải của Hội đồng thì Hội đồng lập biên bản hoà giải thành. Biên bản hoà giải thành phải được lập thành ba bản, có chữ ký của chủ tịch, thư ký hội đồng và các bên tranh chấp. Hội đồng gửi mỗi bên tranh chấp một biên bản để các bên thực hiện các nội dung đã thoả thuận, một bản lưu tại hội đồng.

Trường hợp các bên không tự hoà giải được thì Hội đồng hoà giải lập biên bản hoà giải không thnàh. Trong biên bản ghi rõ ý kiến của các bên và của Hội đồng. Biên bản có chữ ký của Chủ tịch hội đồng, thư ký hội đồng và các bên tranh chấp. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày hoà giải không thành, Hội đồng hoà giải gửi bản sao biên bản hoà giải không thành cho các bên tranh chấp. Các đương sự có quyền kiện ra Toà án.

* Thủ tục giải quyết các vụ án lao động

Nếu các bên kiện ra Toà án thì phải tuân thủ các quy định về thủ tục tố tụng lao động được quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động(11/4/1996).

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 147 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w