CHƯƠNG V: VIỆC LÀM VÀ HỌC NGHỀ I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VIỆC LÀM.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 39)

- Hiệu lực của thoả ước lao động tập thểvà bãi bỏ các quy định khác của doanh nghiệp trái với thoả ước lao động tập thể.

CHƯƠNG V: VIỆC LÀM VÀ HỌC NGHỀ I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VIỆC LÀM.

I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VIỆC LÀM.

1.Khái niệm về việc làm.

Việc làm luôn là vấn đề nóng bỏng có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Việc làm và tạo việc làm là một trong những mục tiêu chính của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nước ta trong những năm qua.

Việc làm là một hiện tượng kinh tế xã hội, là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học khác nhau như khoa học kinh tế, khoa học xã hội, khoa học pháp lý…

Dưới góc độ kinh tế-xã hội: Có quan điểm cho rằng việc làm là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

Cũng có quan điểm cho rằng việc làm là hoạt động trong đó có sự trả công do có sự tham gia có tính chất cá nhân và trực tiếp của người lao động vào quá trình sản xuất.

Theo Guy Hân tơ thì “việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ ácc hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách thức kiếm sống của con người, tất cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế”.

Có thể nói, dưới góc độ kinh tế-xã hội thì việc làm có những dấu hiệu cơ bản sau: + Việc làm là một hoạt động luôn gắn với cá nhân người lao động.

+ Việc làm là hoạt động phải tạo ra thu nhập cho người lao động hoặc tạo điều kiện cho người lao động tham gia để tạo ra thu nhập.

+ Việc làm là hoạt động có sự trả công (bằng tiền hoặc bằng hiện vật). + Việc làm là hoạt động luôn gắn với xã hội.

Dưới góc độ pháp lý: Việc làm được hiểu là” mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.”(Điều 13BLLĐ). Nếu căn cứ vào quan niệm này thì việc làm có các dấu hiệu như sau:

Thứ nhất: Việc làm là hoạt động lao động của con người tạo ra nguồn thu nhập. Hoạt động đem lại thu nhập có thể được lượng hoá cụ thể dưới các dạng như: người lao động nhận được tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc hiện vật từ người sử dụng lao động; tự đem lại thu nhập cho người lao động thông qua các hoạt động kinh tế mà bản thân người lao động làm chủ. Như vậy, một hoạt động được xem xét có phải là việc làm hay không phải là việc làm chủ yếu dựa trên tính hợp pháp của các hoạt động đó.

Thứ hai, việc làm là hoạt động không bị pháp luật cấm.

Quan niệm trên về việc làm vừa mang tính mềm dẻo vừa tạo ra nhiều cơ hội để người lao động tìm kiếm việc làm trên cơ sở nguyên tắc quan trọng của nhà nước pháp quyền “ Công dân có thể làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 39)