KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TIỀN LƯƠNG 1 Khái niệm tiền lương.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 74 - 76)

1. Khái niệm tiền lương.

Dưới góc độ kinh tế tiền lương có thể được gọi với nhiều tên khác nhau như tiền lương, tiền công, thù lao lao động…

Trong cơ chế cũ, tiền lương được hiểu là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho công nhân phù hợp với số lượng và chất lượng của mỗi người đã cống hiến.

Theo cơ chế mới tiền lương không chỉ thuộc phạm trù phân phối mà là phạm trù trao đổi, phạm trù giá trị. Chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, ban hành xuất phát từ yêu cầu là quan tâm toàn diện tới mục đích, động cơ làm việc cũng như lợi ích của người lao động.

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả sức lao động, được hình thành thông qua sự thoả thuận của các bên. Tiền lương phải tuân thủ các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường và pháp luật của Nhà nước để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình người lao động.

Dưới góc độ pháp lý : tiền lương được ghi nhận là một chế định trong luật lao động. Tổ chức lao động quốc tế có Công ước số 95 ( 1949) về bảo vệ tiền lương quy định : “Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động viết hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm” ( Điều 1).

Theo đó điều 55 BLLĐ nước ta quy định : “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu qủa công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Như vậy, về mặt pháp lý, tiền lương được hiểu là số tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo sự thoả thuận của hai bên trong hợp đồng lao động, trên cơ sở năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

- Tiền lương danh nghĩa : Là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể.

- Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng tư liệu sinh hoạt mà người lao động có thể mua được từ tiền lương của mình sau khi đã đóng các loại thuế theo quy định của Nhà nước.

- Tiền lương kinh tế : Các doanh nghiệp muốn có được sự cung ứng sức lao động như nó yêu cầu, cần phải trả mức lương cao hơn so với mức lương tối thiểu. Khoản tiền trả cao hơn vào tiền lương tối thiểu được gọi là tiền lương kinh tế.

2. Ý nghĩa pháp lý của tiền lương.

- Dưới phương diện là một yếu tố thuộc phạm trù kinh tế, tiền lương có các chức năng cơ bản sau :

+ Chức năng tái sản xuất sức lao động.

+ Chức năng kích thích lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Chức năng tích luỹ.

- Dưới phương diện là một yếu tố thuộc phạm trù chính sách xã hội, tiền lương thực hiện chức năng :

+ Là công cụ đảm bảo công bằng xã hội.

+ Là công cụ bảo vệ người lao động giúp người lao động và gia đình họ hoà nhập với xã hội.

- Dưới phương diện pháp lý, tiền lương có các ý nghĩa sau : + Là công cụ pháp lý bảo vệ người lao động.

+ Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết thu nhập dân cư và bảo đảm công bằng xã hội.

+Là phương tiện pháp lý để Nhà nước định hướng phân công lao động xã hội, phát triển kinh tế tầm vĩ mô.

+ Là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện các chính sách, pháp luật về kinh tế, tài chính và ngân sách có liên quan.

+ Là cơ sở pháp lý để các bên thoả thuận khi giao kết hợp đồng và là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp giữa hai bên.

3. Nguyên tắc cơ bản của tiền lương.

a. Việc trả lương phải trên cơ sở sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụnglao động nhưng không được thoả thuận thấp hơ mức lương ấn định của nhà nước. lao động nhưng không được thoả thuận thấp hơ mức lương ấn định của nhà nước.

Đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong định hướng cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng. Người lao động và người sử dụng lao động phải tôn trọng quyền tự do thương lượng, thoả thuận các vấn đề về tiền lương.

Pháp luật quy định tiền lương ở mức tối thiểu và bắt buộc các bên thoả thuận không được thấp hơn giới hạn này nhằm mục đích bảo đảm giá trị tiền lương thực tế để giúp cho người lao động và gia đình họ ổn định cuộc sống trước những tác động của các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.

b. Tiền lương phải được trả theo năng suất, chất lượng lao động và hiệu quả côngviệc. việc.

Tiền lương là biểu hiện của giá trị sức lao động và nó chịu sự ràng buộc bởi năng suất lao động và các quy luật cung cầu về sức lao động trên thị trường. Trong thực tế, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp không giống nhau, có những doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, có những doanh nghiệp thu được ít lợi nhuận do vậy nguyên tắc tiền lương phải trả theo năng suất, chất lượng lao động và hiệu quả công việc càng cần được coi trọng.

c. Tiền lương phải được trả trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc.

Nguyên tắc này đặt ra nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của người lao động trong lĩnh vực tiền lương trước những hiện tượng lạm dung trong việc trả lương như : trả lương qua khâu trung gian, khấu trừ lương sai nguyên tắc, trả lương chậm… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Đối tượng và phạm vi áp dụng tiền lương.

Theo điều 2 Nghị định 114/CP quy định : Đối tượng và phạm vi áp dụng tiền lương là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp cơ quan sau :

- Doanh nghiệp thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước. - Doanh nghiệp thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp thành lập hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội.

- Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế.

- Hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động.

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt nam.

Đối tượng và phạm vi không áp dụng tiền lương bao gồm :

- Những người thuộc đối tượng áp dụng Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

- Những người thuộc tổ chức chính trị, chính trị-xã hội hoạt động theo quy chế của tổ chức đó.

- Xã viên hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã.

- Sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức làm việc không theo chế độ hợp đồng lao động trong lực lượng vũ trang.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 74 - 76)