III. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.Chế độ trợ cấp ốm đau
12. Bệnh bụi phổi bông 13 Bệnh lao nghề nghiệp.
13. Bệnh lao nghề nghiệp.
14.Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghiệp.
15.Bệnh do Lep Tospira.
16.Bệnh nhiễm độc Trinitrototuene (TNT).
17.Bệnh nhiễm độc Axen và các hợp chất Axen nghề nghiệp.
18.Bệnh nhiễm độc Nicôtin nghề nghiệp .
19.Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp.
20.Bệnh giảm áp nghề nghiệp .
21.Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp .
- Quyền lợi và mức trợ cấp của người lao động bị tai nạn lao động , bệnh nghề
nghiệp .
Khi người lao động bị tai nạn lao động theo quy định trên thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả các khoản chi phí y tế và tiền lương từ sơ cứu cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động.
Các khoản chi phí y tế và tiền lương do người sử dụng lao động phải trả cho người bị tai nạn lao động bao gồm:
+ Chi phí y tế bao gồm có tiền khám, chữa trị, tiền viện phí bồi thường theo bệnh lý (nếu có).
+ Tiền lương trả trong thời gian chữa trị được tính theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi bị tai nạn lao động.
Sau khi điều trị ổn định thương tật người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp cho người bị tai nạn lao động và được tổ chức bảo hiểm xã hội giới
thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của Bộ y tế.
Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và được tính theo mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố. Mức trợ cấp có hai loại:
+ Mức hưởng trợ cấp một lần. + Mức hưởng trợ cấp hàng tháng.
* Mức hưởng trợ cấp một lần áp dụng đối với người lao động bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động cụ thể như sau:
+ Bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động được trợ cấp bằng 4 tháng tiền lương tối thiểu.
+ Bị suy giảm từ 11% đến 20% khả năng lao động được trợ cấp bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu.
+ Bị suy giảm từ 21% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu.
Mức trợ cấp hàng tháng áp dụng đối với người lao động bị suy giảm từ 31% đến 100% khả năng lao động cụ thể như sau:
+ Bị suy giảm từ 31% đến 40% khả năng lao động được trợ cấp bằng 0,4 tháng tiền lương tối thiểu.
+ Bị suy giảm từ 41% đến 50% khả năng lao động được trợ cấp bằng 0,6 tháng tiền lương tối thiểu.
+ Bị suy giảm từ 51% đến 60% khả năng lao động được trợ cấp bằng 0,8 tháng tiền lương tối thiểu.
+ Bị suy giảm từ 61% đến 70% khả năng lao động được trợ cấp bằng 1,0 tháng tiền lương tối thiểu.
+ Bị suy giảm từ 71% đến 80% khả năng lao động được trợ cấp bằng 1,2 tháng tiền lương tối thiểu.
+ Bị suy giảm từ 81% đến 90% khả năng lao động được trợ cấp bằng 1,4 tháng tiền lương tối thiểu.
+ Bị suy giảm từ 91% đến 100% khả năng lao động được trợ cấp bằng 1,6 tháng tiền lương tối thiểu.
Người lao động hưởng trợ cấp hàng tháng, nếu nghỉ việc thì được bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lênmà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, thì hàng tháng được hưởng phụ cấp phục vụ bằng 80% mức tiền lương tối thiểu .
Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp làm tổn thương các chức năng của chân, tay, tai, mắt, răng, cột sống … được trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với tổn thất chức năng theo niên hạn.
+ Người lao động bị cụt chân thì được cấp chân giả, niên hạn sử dụng là 3 năm và hàng năm được cấp hai chiếc bọc mỏm cụt bằng sợi, một đôi giày vải, một đôi bít tất chân. Trong trường hợp không sử dụng được chân giả thì được cấp một đôi nạng gỗ, niên hạn sử dụng là hai năm.
+ Người bị cụt tay được cấp tay giả, niên hạn sử dụng là 5 năm và hàng năm được cấp hai chiếc mỏm cụt bằng sợi, một đôi tất tay.
+ Người bị mất răng được cấp răng giả, niên hạn sử dụng là 3 năm.
+ Người bị liệt toàn thân hoặc bị liệt nửa người hoặc bị liệt hai chân thì được cấp một chiếc xe lăn hoặc xe lắc và hàng năm được cấp một bộ săm lốp, một đệm ngồi, được thay thế các phụ tùng khi bị hỏng.
+ Người bị điếc cả 2 tai được trợ cấp một lần máy trợ thính.
Trong trường hợp phương tiện trang cấp bị hư hỏng trước thời hạn do lỗi của người sử dụng phương tiện thì họ phải tự chi phí sửa chữa, nếu do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp không đảm bảo chất lượng thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải sửa chữa hoặc thay thế phương tiện khác cho người được thay thế.
Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc trang cấp được quy định như sau:
+ Cấp giấy giới thiệu cho người bị tai nạn lao động thuộc diện được trang caaps đi làm các phương tiện phù hợp với chức năng bị tổn thương.
+ Trả tiền mua các phương tiện được trang cấp, tiền tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp.
+ Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng khi vết thương tái phát được cơ quan bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động do thương tật.
Người lao động chết khi bị tai nạn lao động (kể cả chết trong khi điều trị lần đầu) thì gia đình được trợ cấp một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng, nếu đủ điều kiện thì được hưởng chế độ hưu trí.