Cáchình thức kỷluật lao động.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 103 - 104)

V. BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ

c. Cáchình thức kỷluật lao động.

Các hình thức kỷ luật lao động là cáchình thức của trách nhiệm kỷ luật lao động do Nhà nước ban hành để áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Tuỳ theo mức độ vi phạm và mức độ lỗi mà người sử dụng lao động lựa chọn một hình thức kỷ luật lao động tương ứng phù hợp. Điều 84 Bộ luật lao động quy định: “ Người vi phạm kỷ luật lao động tuỳ theo mức độ phạm lỗi bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức.

- Sa thải.

Theo quy định tại NĐ 41/CP ngày 6.7.1995 và NĐ 33/ CP ngày 2.4.2003 sửa đổi, bổ sung NĐ 41/ CP.

* Hình thức khiển trách có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu, mức độ nhẹ.

* Hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng hoặc cách chức được áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động.

Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ vi phạm kỷ luật của người lao động, tình hình thực tế của doanh nghiệp và hoàn cảnh của người lao động để chọn một trong 3 hình thức này.

* Hình thức sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

+Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp

Nếu hành vi vi phạm đó chưa có đầy đủ hoặc khó xác định chứng cứ thì yêu cầu cơ quan có thầm quyền điều tra, xác minh kết luận để làm căn cứ xử lý kỷ luật

Người sử dụng lao động căn cứ đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị để quy định cụ thể mức giá trị tài sản bị trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh hoặc có hanh vi khác gây thiệt hại được coi là nghiêm trọng về tài sản lợi ích của đơn vị để quyết định việc sa thải người lao động

Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

+ Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.

+ Cách tính 5 ngày trong 1 tháng, 20 ngày trong một năm là tính theo tháng dương lịch, năm dương lịch. Tính theo ngày làm việc của đơn vị kể cả ngày làm thêm đã được thoả thuận bằng văn bản.

Lý do chính đáng bao gồm các lý do sau:

* Do thiên tai, hoả hoạn có xác nhận của UB xã phường nơi xảy ra

* Do bản thân vốn có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp khám và điều trị hoặc có giấy nghỉ ốm của cơ sở y tế có thẩm quyền

* Do thân nhân ( bố mẹ đẻ, bố mệ vợ, bố mệ chồng, vợ, chồng) bị ốm trong trường hợp cấp cứu có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị.

* Các trường hợp khác do người sử dụng lao động quy định trong nội quy lao động

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w