THẨM QUYỀN CỦA CÔNG ĐOÀN.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 26 - 28)

1. Khái niệm : Thẩm quyền của Công đoàn là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của Công

đoàn được pháp luật ghi nhận, có thể được thực hiện hoặc phải được thực hiện một cách độc lập với tư cách là một chủ thể trong một giới hạn nhất định.

Như vậy, khi đề cập đến thẩm quyền của Công đoàn bao giờ cũng đề cập đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức Công đoàn.

Thẩm quyền của Công đoàn mang các đặc điểm sau :

Thứ nhất : thẩm quyền của Công đoàn không phải do Công đoàn sáng tạo ra mà do ý chí của Nhà nước.

Thứ hai, mặc dù chịu sự điều chỉnh của pháp luật song giới hạn của thẩm quyền không chỉ ở pháp luật mà còn ở ngay các hành vi của tổ chức Công đoàn, nó còn bị chi phối bởi luật pháp quốc tế.

Thứ ba, về mặt hình thức, thẩm quyền của Công đoàn trong mối quan hệ với người sử dụng lao động là các quyền của Công đoàn trong phạm vi pháp luật ghi nhận. Các nghĩa vụ của Công đoàn đã được bao quát về mặt pháp lý trong việc thực hiện các quyền.

2. Phân loại quyền của Công đoàn

a- Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quyền của Công đoàn thể hiện trên hai lĩnh vực:

- Tham gia quản lý nhà nước về lao động, quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện quyền làm chủ của tập thể lao động.

- Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

b- Căn cứ tính chất của quyền, quyền của công đoàn có ba loại chính :

+ Loại quyền tham gia : Công đoàn chỉ được tham gia góp ý kiến hoặc được hỏi ý kiến, còn quyền quyết định do cơ quan Nhà nước, người sử dụng lao động.

+ Loại quyền chung : Công đoàn có quyền ngang nhau với cơ quan Nhà nước, người sử dụng lao động lao động trong khi quyết định một vấn đề nào đó.

+ Loại quyền độc lập : Công đoàn có quyền quyết định còn nghĩa vụ thuộc về Nhà nước, người sử dụng lao động.

c- Căn cứ vào cấp công đoàn có :

+ Quyền của Công đoàn trung ương : Tổng liền đoàn Lao động Việt Nam. + Quyền của công đoàn cấp trên cơ sở : Công đoàn tỉnh, ngành, quận, huyện. + Quyền của Công đoàn cơ sở : Công đoàn của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ …

III. QUYỀN CỦA CÔNG ĐOÀN TRUNG ƯƠNG VÀ CẤP TRÊN CƠ SỞ1.Quyền của Công đoàn trung ương : 1.Quyền của Công đoàn trung ương :

a. Quyền được hỏi ý kiến :

- Khi Chính phủ công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành trong từng thời kỳ, mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( Điều 56, 131, 132 BLLĐ).

- Khi Chính phủ công bố thang lương, bảng lương để làm cơ sở tính các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương khi làm thêm giờ, làm đêm, ngừng việc, nghỉ hàng năm … ( Điều 57 BLLĐ).

- Khi Bộ Y tế, Bộ Lao động- TBXH ban hành danh mục các bệnh nghề nghiệp ( Điều 106 BLLĐ).

b- Quyền tham gia :

- Khi Chính phủ xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động. ( Điều 95 BLLĐ).

- Khi Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội và thành lập hệ thống tổ chức Bảo hiểm xã hội. ( Điều 150 BLLĐ).

- Khi bàn bạc giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động, có quyền lập các tổ chức dịch vụ về việc làm, dạy nghề, tư vấn pháp luật. ( Điều 156 BLLĐ).

- Khi Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của tổ chức công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp ( Điều 153 BLLĐ).

2. Quyền của Công đoàn cấp trên cơ sở.

Trong lĩnh vực lao động, Công đoàn cấp trên cơ sở có những quyền sau:

- Xem xét, giúp đỡ để công đoàn cơ sở thực hiện việc thương lượng ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể ( Điều 47 BLLĐ).

- Tham gia với các cơ quan, nhà nước và đại diện của người sử dụng lao động bàn bạc, giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động ( Điều 56 BLLĐ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lập tổ chức dịch vụ việc làm, học nghề, tư vấn pháp luật ( Điều 156 BLLĐ). - Giám sát việc quản lý nhà nước về lao động ( Đièu 181 BLLĐ ).

- Là thành viên của Hội đồng trọng tài cấp tỉnh ( Điều 161 BLLĐ ).

- Tiếp nhận đơn kiến nghị của tập thể lao động khi có tranh chấp lao động dẫn đến quyết định đình công ( Điều 137 BLLĐ ).

- Xúc tiến việc thành lập tổ chức công đoàn lâm thời tại các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn ( Điều 153 BLLĐ ).

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 26 - 28)