Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 146 - 147)

II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 1.Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp lao động

b.Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.

Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh theo quy định gồm có các thành viên chuyên trách và kiêm chức sau:

- Chủ tịch hội đồng trọng tài là giám đốc hoặc phó giám đốc Sở lao động thương binh xã hội.

- Đại diện liên đoàn lao động tỉnh - Đại diện cho người sử dụng lao động

- Một số luật gia nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội có uy tín ở địa phương. Thành phần Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh được hình thành theo số lẻ, tối đa không được quá 9 người, do đại diện cơ quan lao động cấp tỉnh làm chủ tịch. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh là 3 năm quyết định theo nguyên tắc đa số, bằng cách bỏ phiếu kín. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh có nhiệm vụ hoà giải và giải quyết các tranh chấp lao động tập thể khi:

- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên đã hoà giải những không thành

Các bên tranh chấp gửi đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết.

Khi giải quyết Hội đồng trọng tài có các quyền sau:

- Tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ cac bên tranh chấp, người làm chứng và ngươpì có liên quan.

- Thu thập tài liệu, chứng cứ, yêu cầu đương sự, hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên cung cấp đầy đủ tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp.

- Yêu cầu đương sự tới phiên họp giải quyết của Hội đồng. - Đưa phương án hoà giải, ra quyết định giải quyết vụ việc.

c. Toà án.

Toà án là một hình thức xét xử mang tính chất đặc thù trong cơ chế giải quyết tranh chấp lao động. Chỉ có toà án mới có quyền xét xử, các hình thức khác như: Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh, hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên không có chức năng xét xử. Điều 1 luật sửa đổi bổ sung một số điều tổ chức toà án nhân dân quy định: “ Toà án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế và những việc khác theo quy định của pháp luật” Vì vậy, ngày 1/7/1996 Toà án lao động được thành lập trong hệ thống toà án nhân dân. Toà án lao động thuộc toà án nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng đảm nhiệm việc xét xử các vụ án lao động đã được hội đồng hoà giải lao động cơ sở, Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết nhưng các bên tranh chấp không đồng ý khỏi kiện ra toà án và giải quyết các cuộc đình công.

Ngoài việc xét xử toà án còn có thẩm quyền công nhận sự thoả thuận của các đương sự và tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp hay bất hợp pháp theo yêu cầu của các cá nhân tổ chức hữu quan. Đây cũng là điểm khác biệt giữa nhiệm vụ của toà án lao động và nhiệm vụ của một số toà chuyên trách khác. Toà án lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tập thể và đình công.

Khi giải quyết tranh chấp toà án lao động có quyền nhân danh nhà nước đưa ra các quyết định, kết luận, bản án. Những văn bản này khi có hiệu lực sẽ được cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành. Vì vậy, so với các cơ quan giải quyết tranh chấp lao động khác, Toà lao động là cơ quan duy nhất độc lập chỉ tuân theo pháp luật, khi giải quyết có quyền nhân danh quyền lực nhà nước giải quyết dứt điểm các vụ án lao động và có quyền quyết định cuối cùng về những cuộc đình công.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 146 - 147)